'Đánh trống ngực' - di chứng Covid ở tim

Sau khi khỏi Covid-19, nhiều người có triệu chứng hồi hộp, có thể là hệ quả trong quá trình điều trị hoặc do sang chấn tâm lý.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Theo các chuyên gia bộ môn Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Đại học Y Dược TP HCM, nếu nghe được tiếng tim đập mạnh, đập nhanh thì đó là cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực. Hồi hộp có thể gặp ở người bình thường hoặc có bệnh lý. Gần 70% bệnh nhân hậu Covid-19 có triệu chứng hồi hộp kéo dài. Một số bệnh nhân cần thời gian dài (nhiều tuần hoặc tháng) để hồi phục khả năng gắng sức, đặc biệt là bệnh nhân nặng, nằm lâu, ít vận động.

Hồi hộp có thể là biểu hiện của hệ tim mạch hoặc cơ quan khác như hô hấp, nội tiết, huyết học, thần kinh. Hồi hộp chia thành hồi hộp sinh lý và bệnh lý. Hồi hộp sinh lý thường là trạng thái sau khi sử dụng chất kích thích như cà phê, trà, bia rượu... hay khi hoạt động mạnh, mang thai, lo lắng, mất ngủ.

Hồi hộp bệnh lý thường gặp ở bệnh nhân có bệnh nền như suy tim, bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành, tổn thương tim do Covid hồi phục chưa hoàn toàn, hoặc các tổn thương mới xuất hiện liên quan hoặc không liên quan Covid-19.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Bình Minh (Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cơ sở 3), tình trạng đau ngực, hồi hộp, tim đập nhanh của người bệnh sau Covid-19 có thể là hậu quả từ nhiều yếu tố như hậu nhiễm trùng, rối loạn đông máu, tác dụng phụ của điều trị, các thủ thuật xâm lấn, thiếu oxy máu... hoặc do sang chấn tâm lý.

Ở góc độ y học cổ truyền, bác sĩ Trần Thị Ngọc Châu (Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cơ sở 3) cho biết tim đập nhanh, hồi hộp đánh trống ngực, đau ngực được xếp vào phạm trù các chứng trạng như tâm quý chính xung, hung thống, hung muộn. Tâm quý là chứng hồi hộp, chính xung là chứng hồi hộp trống ngực nhiều, hay giật mình lo sợ. Hung thống, hung muộn chỉ chứng trạng đau vùng ngực, ngực khó chịu.

"Dù đã hồi phục, người bệnh vẫn bị tổn hao khí huyết của cơ thể, tổn thương nguyên khí ngũ tạng gây ra nội thương. Người bệnh đau ngực, tim đập nhanh hậu Covid-19 thường có biểu hiện của hội chứng bệnh tâm phế khí hư, tâm khí hư với biểu hiện suy nhược tâm và phế, tâm muộn phiền, phế (cơ quan hô hấp) bị tổn thương.", bác sĩ Châu phân tích.

Theo bác sĩ Châu, các vị thuốc cổ phương thường được sử dụng có thể kể đến như phục thần, viễn chí, bá tử nhân, toan táo nhân... có tác dụng dưỡng tâm, an thần; nhân sâm đại bổ nguyên khí; đương quy, sinh địa... tác dụng dưỡng huyết, bổ huyết. Ngoài ra, các phương pháp như nhĩ châm (châm cứu vùng loa tai), ấn huyệt, dưỡng sinh luyện thở thư giãn giúp điều hòa khí huyết, cân bằng âm dương, hỗ trợ tâm lý... giúp người bệnh mau hồi phục.

"Sau Covid, nếu có triệu chứng hồi hộp nên đi khám, nhất là người có bệnh nền, đặc biệt là tim mạch, triệu chứng kéo dài lặp đi lặp lại...", bác sĩ khuyến cáo.

Lê Cầm

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chạy đua ghép tim xuyên Việt cho bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối

Chạy đua ghép tim xuyên Việt cho bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối

Vì một trái tim khoẻ - 02/12/2024

Chạy đua ghép tim xuyên Việt cho bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối

Những người cần mẫn trao giọt hồng, gieo sự sống

Những người cần mẫn trao giọt hồng, gieo sự sống

Vì một trái tim khoẻ - 07/11/2024

Những người cần mẫn trao giọt hồng, gieo sự sống

Hồi sinh cuộc sống mới cho người đàn ông vừa suy tim vừa suy gan nguy kịch

Hồi sinh cuộc sống mới cho người đàn ông vừa suy tim vừa suy gan nguy kịch

Vì một trái tim khoẻ - 08/10/2024

Hồi sinh cuộc sống mới cho người đàn ông vừa suy tim vừa suy gan nguy kịch

Cảnh báo trẻ hóa người mắc bệnh nhồi máu cơ tim, có bệnh nhân mới 24 tuổi

Cảnh báo trẻ hóa người mắc bệnh nhồi máu cơ tim, có bệnh nhân mới 24 tuổi

Vì một trái tim khoẻ - 11/09/2024

Cảnh báo trẻ hóa người mắc bệnh nhồi máu cơ tim, có bệnh nhân mới 24 tuổi

Thêm một em bé được thông tim trong bào thai thành công

Thêm một em bé được thông tim trong bào thai thành công

Vì một trái tim khoẻ - 16/07/2024

Thêm một em bé được thông tim trong bào thai thành công

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới