Dễ đột quỵ, tai biến do làm việc cường độ cao
Độ tuổi nguy cơ cao: ngoài 40
Theo Health Plus, thường xuyên stress, ít tập thể thao và vận động,... có nguy cơ cao bị đột quỵ. Bệnh cũng xảy ra phổ biến ở người ngoài 40 tuổi, bởi những người ngoài tứ tuần thường hội đủ các yếu tố nguy cơ này.
Người làm việc cường độ cao, nhất là sau tuổi 40 do áp lực công việc, thiếu thời gian quan tâm chăm sóc sức khỏe, thường xuyên bị stress cao độ,... dẫn đến các bệnh về tim mạch và đột quỵ.
Theo giới chuyên gia, có 5 lý do cơ bản dẫn đến đột quỵ ở tuổi 40:
Thức khuya, mất ngủ
Công việc quá tải và áp lực hoàn thành thật xuất sắc khiến họ phải thức khuya dậy sớm, mất ngủ kéo dài. Theo Bệnh viện Mount Sinai (Mỹ), ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ đột quỵ cao hơn đến 83% ngủ đủ 7-8 giờ.
Căng thẳng, stress
Công việc lương cao thường đi kèm áp lực. Theo Trường Luật William & Mary (Mỹ), các CEO có nguy cơ stress đến trầm cảm gấp đôi người thường Nghiên cứu đăng trên Tạp chí y khoa The Lancet (Anh) cũng cho thấy, công việc áp lực, làm trên 55 giờ mỗi tuần có thể gia tăng 1/3 nguy cơ đột quỵ.
Ít vận động
Cuốn theo công việc và các mối bận tâm ngoài luồng, nhiều người bỏ quên lối sống vận động lành mạnh. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, người ít vận động có nguy cơ đột quỵ nhiều hơn 20% so với người tập luyện 4 lần mỗi tuần.
Uống bia rượu, thuốc lá
Người thành đạt thường xây dựng quan hệ, ký kết hợp đồng trên bàn nhậu, giải tỏa áp lực bằng thuốc lá, uống cà phê để thức khuya làm việc... Chất kích thích làm tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thiếu máu cục bộ dẫn đến đột quỵ.
Bệnh chuyển hóa
Bí quyết ngăn ngừa đột quỵ của người Nhật
Nhật Bản nổi tiếng về văn hóa làm việc cần mẫn, có thể đến công ty 100 giờ mỗi tuần. Dù cường độ làm việc cao nhất nhì thế giới, song tỷ lệ đột quỵ ở xứ Phù Tang lại rất thấp. Xếp hạng năm 2017 của World Health Ranking cho thấy, tỷ lệ người chết do đột quỵ ở Nhật Bản đứng gần chót bảng, xếp thứ 157 trong tổng số 183 quốc gia. Trong khi đó, Việt Nam nằm trong top 50 với tỷ lệ gấp gần 4 xứ Hoa anh đào.
Trong các bí quyết phòng đột quỵ của người Nhật, không thể bỏ qua “món Natto” truyền thống (đậu tương lên men) có lịch sử 1.200 năm. Từ ngàn xưa, người dân xứ Phù Tang vẫn ăn Natto cùng cơm sáng để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Người Nhật có hơn 40 món mỹ thực nổi tiếng, song chỉ có Natto chứa Enzym Nattokinase ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nattokinase có tác dụng tiêu hủy huyết khối mạnh gấp 4 lần Enzym Plasmin của cơ thể, làm giảm độ nhớt máu, tăng tuần hoàn máu.
Ngoài ăn Natto, những người Nhật từng tai biến nhồi máu não hoặc cơ tim, bệnh nhân tiểu đường gặp biến chứng tim mạch... còn dùng thêm các sản phẩm dự phòng đột quỵ chứa Nattokinase. Tuy nhiên, cần lưu ý đến các nghiên cứu lâm sàng để chọn được sản phẩm thực sự an toàn.
Quá trình lên men Natto có thể tạo ra Vitamin K2 làm đông máu, purine chống chỉ định cho người bệnh Gút, isoflavone đậu nành ảnh hưởng đến nội tiết tố. Do đó, sản phẩm an toàn cần phải loại bỏ cả 3 thành phần trên ra ngoài.
Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản hiện quản lý 90% Nattokinase trên thế giới. Với khẩu hiệu "Chất lượng gắn liền với danh dự của quốc gia", mỗi năm, JNKA sẽ kiểm tra lại sản phẩm để tiếp tục cấp dấu, nếu không đạt 4 tiêu chí trên sẽ thu hồi.
Tại Việt Nam, người dùng cần quan sát kỹ sản phẩm có dấu mộc JNKA, lựa chọn nơi nhà sản xuất, tránh mua hàng xách tay không rõ xuất xứ. Đặc biệt, không thể thiếu việc sử dụng những thực phẩm bảo vệ cho sức khỏe tim mạch, huyết áp, phòng bệnh đột quỵ, nhất là những sản phẩm được khoa học chứng minh có tác dụng làm tan cục máu đông, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, giúp cho việc lưu thông máu lên não tốt chiết xuất lấy Enzym Nattokinase từ “món natto” của người Nhật để dự phòng đột quỵ
(Nguồn: Công ty CP Dược Hậu Giang)
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo