Đột quỵ có thể gặp ở người trẻ và cách phòng ngừa

Sonia Reyes, 36 tuổi ở Mỹ đột quỵ trong lúc đang đưa con gái đi nghỉ vào năm 2017, trước đó cô cho rằng người già mới bị bệnh này.

Nửa năm sau, Sonia Reyes mới dần ổn định sức khỏe nhờ vào phác đồ điều trị và tập phục hồi chức năng. Trước đó vào năm 2013, Dina Pestonji, 29 tuổi cũng sống ở Mỹ đã bị hai cơn đột quỵ trong vòng một tuần. Cô không thể nói, đi lại trong nhiều tuần. Dina Pestonji đã phải trải qua hai cuộc phẫu thuật và mất vài tháng để sức khoẻ dần ổn định trở lại. 

Thực tế, tình trạng đột quỵ ở những người trẻ tuổi đang gia tăng. Tại Mỹ, bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ do thiếu máu cục bộ cấp tính tăng nhanh. Theo nghiên cứu của Đại học Nam California, Los Angeles số bệnh nhân từ 25-44 tuổi bị đột quỵ đã tăng gần 44% từ năm 2000 đến 2010.

Tại Nhật Bản, đột quỵ từng là "kẻ giết người số một" năm 1960. Theo xếp hạng của World Health Ranking, năm 2017, tỷ lệ người chết do đột quỵ ở Nhật Bản đứng thứ 157 trên tổng số 183 nước, trong khi đó Việt Nam nằm trong top 50.

Tuy nhiên, Nhật Bản là nước duy nhất có Đạo luật kiểm soát đột quỵ và bệnh tim mạch được chính phủ ban hành vào tháng 12/2018. Số người đột quỵ ở đất nước mặt trời mọc cũng giảm 85% từ năm 1960 đến nay. 

Đột quỵ có thể gặp ở người trẻ tuổi.
Đột quỵ có thể gặp ở người trẻ tuổi.

Để phòng căn bệnh này, người Nhật Bản có áp dụng nhiều cách như: Nghiên cứu y tế, thành lập Hiệp hội phòng chống đột quỵ và khuyến cáo người dân đặc biệt là người trẻ tuổi duy trì chế độ lành mạnh.

Luyện tập thể dục là thói quen tốt được các bác sĩ Nhật Bản khuyến khích mọi người duy trì. Trong quá trình luyện tập, nên chú ý đến thời tiết và phản ứng của cơ thể. Mùa nóng có thể lựa chọn các phương pháp luyện tập trong nhà như yoga, chạy trên máy chạy bộ. Mùa đông cũng không nên tập thể dục ngoài trời khi nhiệt độ thấp, có mưa bão. Không tập luyện quá gắng sức, xen kẽ các bài tập là thời gian nghỉ ngơi thư giãn và bổ sung nước cho cơ thể.

Bên cạnh đó, Nhật Bản tuyên truyền giảm hút thuốc lá trong cộng đồng góp phần giúp số lượng nam giới hút thuốc giảm từ 82% năm 1965, xuống còn 46% vào năm 2005. Người dân được hướng dẫn ăn uống lành mạnh với các loại cá, rau quả, gạo lứt, trái cây, trà xanh... Người nhật cũng chuộng ăn cá biển giàu omega-3 giúp giảm xơ vữa mạch máu. Nhật Bản hiện tiêu thụ gần 10% sản phẩm cá thế giới, dù dân số chỉ chiếm 2% và ăn rau củ nhiều gấp 5 lần người Mỹ. Để tăng cường vitamin và khoáng chất, người Nhật Bản thường dùng rong biển trong các món ăn. Họ duy trì chế độ ăn nhạt, tránh ăn đồ ăn quá mặn để tránh nguy cơ mắc huyết áp, tim mạch.

Natto – món ăn truyền thống của Nhật Bản làm từ đậu tương lên men, hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ.
Natto – món ăn truyền thống của Nhật Bản làm từ đậu tương lên men, hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ.

Năm 1980, Tiến sĩ Hiroyuki Sumi phát hiện ra chất tơ dính mầu trắng trong Natto – món ăn truyền thống của Nhật Bản làm từ đậu tương lên men. Chất tơ này chứa Enzym giúp làm tan cục máu đông, ngăn ngừa tai biến. Tiến sĩ Hiroyuki Sumi đặt tên enzym này là Nattokinase. 

Tại hội thảo "Việt Nam hợp tác Nhật Bản giúp người dân phòng ngừa đột quỵ" tổ chức tại Hà Nội tháng 6/2019, ông Raita Sasaki - Chuyên gia Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) công bố thí nghiệm kiểm chứng enzym nattokinase làm tan sợi máu đông.

Ông Raita Sasaki cho biết, Enzym Nattokinase có khả năng ngăn tế bào máu kết dính, giảm độ nhầy máu và hạ huyết áp. Hoạt chất này tác động trực tiếp lên tơ huyết (sợi fibrin làm đông máu), khiến chúng tan ra, chống hình thành cục máu đông và dự phòng đột quỵ. Hiện nay, áp dụng thành tựu từ nghiên cứu của các nhà khoa học, Nhật Bản có nhiều thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, góp phần phòng ngừa đột quỵ ở đều chứa thành phần Enzym Nattokinase. 

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, người trẻ tuổi cũng nên cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc. Kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi để tránh căng thẳng quá mức. Sonia Reyes và Dina Pestonji, hai bệnh nhân đột quỵ ở độ tuổi 29-36 đều khẳng định mình đã làm việc quá mức, thường xuyên thức khuya và căng thẳng cao độ.

Ngoài ra, theo khuyến cáo của Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Trí Thanh, Phó Trường cơ sở 2, Bệnh viên Đại học Y dược TP HCM, để phòng đột quỵ hiệu quả, cần ý thức được tầm quan trọng của việc "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Ở tuổi ngoài 20, nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ ít nhất 1-2 lần một năm để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những nguy cơ gây đột quỵ.

Nha Trang

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Y học thường thức - 10/03/2024

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

Y học thường thức - 04/03/2024

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

9 điều cần nhớ khi người thân đột quỵ não

9 điều cần nhớ khi người thân đột quỵ não

Y học thường thức - 28/02/2024

9 điều cần nhớ khi người thân đột quỵ não

Tránh biến chứng bàn chân ở người mắc tiểu đường

Tránh biến chứng bàn chân ở người mắc tiểu đường

Y học thường thức - 26/02/2024

Tránh biến chứng bàn chân ở người mắc tiểu đường

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới