Đột quỵ: phân loại và chẩn đoán

Rối loạn ngôn ngữ, méo mặt, tay chân tê liệt là những dấu hiệu cơ bản của đột quỵ cần được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cảnh giác để đảm bảo rằng những bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng này sẽ nhanh chóng nhận được sự điều trị phù hợp.
Nhận biết đột quỵ
Nhận biết đột quỵ

 

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ ba trên toàn thế giới. Ở Vương Quốc Anh, đây là một vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe - tỷ lệ đột quỵ do thiếu máu cục bộ lần đầu tiên là khoảng 98.000 người mỗi năm và khoảng 2% người dân ở Anh và xứ Wales bị đột quỵ. Khoảng 23% số người chết trong vòng 30 ngày sau khi bị đột quỵ và 60-70% những bệnh nhân còn lại sẽ chết trong vòng ba năm.

Những bệnh nhân bị đột quỵ sẽ phải nhập viện điều trị khẩn cấp. Đột quỵ làm giảm chất lượng cuộc sống và gây tàn tật. Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn tật ở Vương Quốc Anh và có hơn 900.000 người ở Anh đang phải sống chung với các hậu quả của đột quỵ, với khoảng một nửa trong số những bệnh nhân này cần đến sự giúp đỡ người khác để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Ở Anh, đột quỵ được ước tính tiêu tốn khoảng 7 tỷ bảng mỗi năm. Bao gồm chi phí trực tiếp cho Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) là 2,8 tỷ bảng, chi phí chăm sóc khác là 2,4 tỷ bảng và chi phí do bệnh nhân bị mất sức lao động là 1,8 tỷ bảng.

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong, nhưng khoảng 80% các cơn đột quỵ là có thể phòng ngừa được. Các yếu tố được biết làm tăng nguy cơ đột quỵ bao gồm tuổi, giới tính, tăng huyết áp, rung nhĩ, tiểu đường và việc hút thuốc lá.

Nói chung, đột quỵ có thể được chia làm 2 loại: thiếu máu cục bộ (do huyết khối) hoặc xuất huyết (do vỡ mạch máu). Bệnh nhân đột quỵ cần được cấp cứu ngay, càng được chẩn đoán và điều trị sớm thì kết quả thu được càng khả quan.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ là gì?
Đột quỵ là gì?

 

Đột quỵ được Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa là một hội chứng lâm sàng bao gồm các dấu hiệu rối loạn chức năng một phần hoặc đôi khi là toàn não bộ, kéo dài hơn 24 giờ hoặc dẫn đến tử vong mà không có nguyên nhân rõ ràng nào khác ngoài vấn đề về mạch máu. Còn với một cơn thiếu máu cục bộ não tạm thời (TIA) thì các triệu chứng và dấu hiệu đột quỵ sẽ biến mất trong vòng 24 giờ.

Tuy nhiên, những định nghĩa này còn nhiều hạn chế. Một ví dụ là việc chẩn đoán dựa trên các đặc điểm lâm sàng chứ không phải hình ảnh thu được từ các kiểm tra cụ thể. Ngoài ra, các triệu chứng của TIA thường hết trong vài phút hoặc tối đa vài giờ nên nếu bệnh nhân vẫn còn các dấu hiệu bất thường về thần kinh sau khi được đánh giá lần đầu thì tức là bệnh nhân đã bị đột quỵ.

Phân loại

Các loại đột quỵ
Các loại đột quỵ

 

Nói chung, đột quỵ có thể được phân loại là thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là do huyết khối tại chỗ hoặc tắc mạch máu do hậu quả của nghẽn mạch máu tại tim hoặc xơ vữa động mạch. Khoảng 70% đột quỵ là do thiếu máu cục bộ.

Đột quỵ xuất huyết có thể được chia nhỏ thành xuất huyết trong não và xuất huyết dưới màng não.

Đột quỵ có thể được phân loại theo cách khác dựa vào nguyên nhân cơ bản hoặc khu vực bị ảnh hưởng của não.

Các yếu tố rủi ro

Hiệp hội Đột Quỵ Hoa Kỳ ước tính rằng 80% đột quỵ là có thể phòng ngừa được với kiến thức y tế về các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ dựa trên các nghiên cứu dịch tễ học. Hầu hết các yếu tố nguy cơ này có liên quan đến nhồi máu não và không có xuất huyết. Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ có thể được chia thành yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, như dưới đây. Một số yếu tố nguy cơ hiếm gặp sẽ được liệt kê trong Phần 1.

Các yếu tố không thể thay đổi

Đột quỵ ở nữ giới
Đột quỵ ở nữ giới

 

Tuổi: Sau 55 tuổi thì cứ thêm 1 thập kỉ, nguy cơ đột ước tính sẽ tăng gấp đôi. Đột quỵ ở bệnh nhân trẻ (15-45 tuổi) là rất hiếm gặp và chỉ chiếm khoảng 10% trong tất cả các cơn đột quỵ.

Giới tính: đột quỵ ở nam giới phổ biến hơn nữ giới. Trong hầu hết các nhóm tuổi, số người đàn ông bị đột quỵ trong một năm là nhiều hơn phụ nữ. Tuy nhiên, hơn một nửa tổng số ca tử vong do đột quỵ xảy ra ở phụ nữ. Ở mọi lứa tuổi, số phụ nữ tử vong vì đột quỵ là cao hơn nam giới.

Các yếu tố nguy cơ khác: Các yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ bao gồm tiền sử gia đình, dân tộc (ví dụ, người Afro-Caribbean có nguy cơ cao hơn) và tình trạng di truyền, như bệnh Fabry (xem Phần 1).

Phần 1: Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ ít gặp

Nguyên nhân gây đột quỵ
Nguyên nhân gây đột quỵ

 

Bóc tách động mạch cổ tử cung

Thuốc (ví dụ, thuốc tránh thai đường uống, liệu pháp thay thế hormone, sử dụng thuốc bất hợp pháp)

Bệnh Fabry (rối loạn di truyền, gây ra do sự thiếu hụt gen)

Loạn sản sợi cơ (một đoạn ngắn của mạch máu bị thu hẹp do thành mạch dày ra bất thường)

Rối loạn huyết học

Homocystinuria (một bệnh di truyền có thể gây tổn lại đến não bộ và mạch máu)

Nhiễm trùng

Rối loạn dễ tổn thương mạch máu

Rối loạn ty thể

Hội chứng Moyamoya (làm hẹp của các mạch máu thuộc vành động mạch não trong hộp sọ)

Đau nửa đầu

Nghẽn mạch nghịch lý

Mang thai

Ngưng thở khi ngủ

Hội chứng Sneddon

Chấn thương

Các yếu tố có thể thay đổi

Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ điều chỉnh gây đột quỵ quan trọng nhất. Trong các thử nghiệm lâm sàng, liệu pháp chống tăng huyết áp có liên quan đến việc giảm tỷ lệ đột quỵ trung bình 35-40%. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ bằng cách thúc đẩy cả bệnh xơ vữa động mạch lớn và bệnh mạch máu nhỏ nội sọ.

Rung nhĩ: Rung nhĩ (AF) là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây đột quỵ và khả năng gặp phải tăng dần theo độ tuổi. AF liên quan tới khoảng 15% tất cả các trường hợp đột quỵ, điều trị AF (ví dụ, kiểm soát nhịp) có thể giúp giảm 10% nguy cơ đột quỵ. Thuốc chống đông máu làm giảm 70% nguy cơ đột quỵ cho bệnh nhân AF.

Bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2-2,5 lần so với người không mắc bệnh tiểu đường.

Máu nhiễm mỡ: các thử nghiệm khác nhau ở những bệnh nhân mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ đã chỉ ra rằng statin làm giảm đáng kể tỷ lệ đột quỵ (liên quan đến việc giảm cholesterol).

Hút thuốc: Người hút thuốc có nguy cơ đột quỵ cao gấp đôi so với người không hút thuốc.

Những yếu tố khác: Các yếu tố nguy cơ chủ quan khác bao gồm bệnh tim thiếu máu cục bộ, tắc động mạch ngoại biên, động mạch cảnh hoặc các bệnh khác trên động mạch. Các yếu tố nguy cơ nhỏ bao gồm chế độ ăn uống và béo phì.

Đặc điểm lâm sàng

Bệnh nhân đột quỵ cần được cấp cứu ngay, càng được chẩn đoán và điều trị sớm thì kết quả thu được càng khả quan. Điều quan trọng là phải phân biệt được giữa một cơn đột quỵ thực sự và các bệnh chứng khác giống với đột quỵ (xem Phần 2).

Phần 2: Những bệnh chứng khác dễ gây nhầm lẫn với đột quỵ

Rối loạn tiền đình dễ bị nhầm lẫn với đột quỵ
Rối loạn tiền đình dễ bị nhầm lẫn với đột quỵ

 

Động kinh

Nhiễm trùng huyết

Mê sảng

Tình trạng bị nhiễm độc (bao gồm thiếu oxy và dùng thuốc quá liều)

Tổn thương chiếm không gian (ví dụ, khối u)

Rối loạn tiền đình

Sa sút trí tuệ

Đau nửa đầu

Tổn thương tủy sống

Nói chung, nếu một bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng khởi phát từ từ, không tập trung ở một phần cơ thể và có tiền sử nguy cơ dẫn đến các bệnh chứng không phải đột quỵ (ví dụ đau nửa đầu hoặc co giật) thì có thể loại trừ khả năng đột quỵ trong trường hợp này. Tuy nhiên, vẫn có thể gặp phải một số trường hợp ngoại lệ.

Các công cụ sàng lọc chính thức đã được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán nhanh một cơn đột quỵ. Hai loại thường được sử dụng là FAST (từ viết tắt của khuôn mặt, cánh tay, lời nói, thời gian) và ROSIER (Xác định đột quỵ trong phòng cấp cứu). FAST cho kết quả nhanh chóng và dễ sử dụng (xem Phần 3). FAST liệt kê ra các đặc điểm lâm sàng phổ biến của đột quỵ-méo một bên mặt, bị tê liệt tay (hoặc chân) và không thể nói một cách rõ ràng hoặc hiểu những gì người khác nói. Các chiến dịch truyền thông gần đây với mục đích đưa danh sách những triệu chứng này đến gần hơn với công chúng để mọi người có thể dễ dàng nhận biết các dấu hiệu của một cơn đột quỵ và gọi cho các dịch vụ y tế khẩn cấp càng sớm càng tốt.

Phần 3: Nhận biết đột quỵ

Nhận biết đột quỵ
Nhận biết đột quỵ

 

FAST Hiệp hội Đột quỵ kêu gọi mọi người hãy ghi nhớ các triệu chứng đột quỵ dựa theo FAST. FAST là từ viết tắt của:

Facial weakness - Người đó có thể cười không? Miệng hoặc mắt của họ có bị sụp xuống không?

Arm (or leg) weakness - Người đó có thể nâng cả hai tay lên không?

Speech - Người đó có thể nói rõ ràng và hiểu những gì bạn nói không?

Time - Thời gian để gọi cấp cứu

Đột quỵ nên được nghi ngờ nếu một người có bất kỳ triệu chứng nào ở trên.

ROSIER Một thang đo khác có thể được sử dụng là “Xác định đột quỵ trong phòng cấp cứu” (ROSIER). Sử dụng thang đo ROSIER, điểm đánh giá được phân bổ dựa trên các triệu chứng được mô tả dưới đây:

  • Mất ý thức hay ngất? (-1 điểm)
  • Co giật? (-1 điểm)
  • Khởi phát cấp tính:
  • Bị méo một bên mặt? (+1 điểm)
  • Một cánh tay bị tê liệt? (+1 điểm)
  • Một bên chân bị tê liệt? (+1 điểm)
  • Rối loạn ngôn ngữ? (+1 điểm)
  • Mờ hoặc mất thị lực? (+1 điểm)

Đột quỵ là khả năng phải nghĩ đến nếu bệnh nhân không bị hạ đường huyết và đạt được ít nhất 1 điểm.

Thang đo ROSIER được thiết kế để sử dụng trong cấp cứu và chuyên sâu hơn công cụ FAST (mặc dù FAST có thể được hoàn thành trong vòng chưa đầy năm phút). Thang đo này cũng bao gồm việc sàng lọc các tình trạng phổ biến dễ gây nhầm lẫn với đột quỵ (xem Phần 3)

Kiểm tra chẩn đoán

Hình ảnh và các kiểm tra khác sẽ được yêu cầu để chẩn đoán đột quỵ và xác định nguyên nhân.

Ảnh minh họa
Chụp CT não - Ảnh minh họa

 

Chụp cắt lớp Việc chẩn đoán đột quỵ được xác định với sự giúp đỡ từ hình ảnh thu được của não bộ. Chụp cắt lớp không cản quang (CT) được thực hiện nhanh chóng và an toàn. Trong giai đoạn cấp tính, chỗ xuất huyết có thể được quan sát rõ khi các khu vực xuất huyết sẽ trông sáng hơn mô bình thường. Hình ảnh thu được là đáng tin cậy trong khoảng 72 giờ đầu, nhưng đến ngày thứ 10, vùng xuất huyết sẽ bị giảm tỉ trọng và trở nên tối hơn (nghĩa là trông tối hơn mô bình thường).

Trong đột quỵ thiếu máu cục bộ, trường hợp đột quỵ xuất huyết thì vùng xuất huyết trở nên tối hơn, phản ánh khu vực động mạch có liên quan và bằng cách xác định cả vị trí và kích thước của vùng này, chúng ta có thể đưa ra các kiểm tra phù hợp, cách điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những vùng tối này có thể khó phát hiện do độ phân giải hình ảnh không gian hạn chế của CT và hình ảnh bị biến dạng. Trong vài giờ đầu, đột quỵ thiếu máu cục bộ có thể chỉ tạo ra những bất thường khó nhận biết, phản ánh tình trạng phù nề sớm và khiến công tác chẩn đoán càng trở nên khó khăn. Chụp cắt lớp tưới máu não và động mạch là các kỹ thuật tiên tiến hơn có nhiều khả năng sẽ được ứng dụng trong tương lai.

Chụp hình cộng hưởng từ Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp được lựa chọn để chẩn đoán đột quỵ vì độ nhạy cao trong việc phát hiện thiếu máu cục bộ sớm và cho phép phân biệt giữa thiếu máu cục bộ cũ và mới. Tuy nhiên, MRI tốn nhiều thời gian hơn so với CT và do đó không phù hợp để thực hiện các đánh giá ban đầu cho những bệnh nhân có thể đủ điều kiện làm tan huyết khối. MRI được ưu tiên cho kiểm tra TIA.

Phương pháp siêu âm động mạch cảnh duplex Hẹp động mạch cảnh có thể gây đột quỵ. Trường hợp này thường được nghi ngờ khi bệnh nhân có các triệu chứng cho thấy tắc động mạch não giữa hoặc  não trước. Cách phổ biến nhất để chẩn đoán hẹp động mạch cảnh là sử dụng siêu âm động mạch cảnh duplex, dễ thực hiện và không xâm lấn. Chụp cộng hưởng từ và chụp CT động mạch cũng có thể được sử dụng trong sàng lọc và đánh giá hẹp động mạch cảnh.

Các đánh giá khác Ngoài những đánh giá chung-bao gồm huyết áp, điện tâm đồ (ECG), urê và chất điện giải, glucose trong máu, cholesterol, công thức máu đầy đủ, tốc độ máu lắng, chức năng tuyến giáp và đánh dấu khu vực viêm-các kiểm tra cụ thể cũng được yêu cầu để xác định loại và nguyên nhân gây đột quỵ dựa vào tuổi của bệnh nhân.

Điện tâm đồ bất thường có thể gợi ý về nguyên nhân gây huyết khối xuất phát từ các vấn đề ở tim. Nếu hình ảnh não và biểu hiện lâm sàng phù hợp, hoặc các phát hiện lâm sàng cho thấy bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, hình ảnh kiểm tra tim sẽ được yêu cầu, như theo dõi điện tâm đồ Holter 24 giờ (để phát hiện rối loạn nhịp tim, chẳng hạn như rung nhĩ).

Xét nghiệm nước tiểu có thể cho thấy những bất thường ở bệnh nhân tiểu đường, viêm nội mạc van tim hoặc viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Ở những bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ không có nguyên nhân rõ ràng, nên xem xét tới các nguyên nhân do dùng thuốc (ví dụ amphetamines, cocaine, thuốc lắc).

Bệnh nhân đột quỵ cần được cấp cứu ngay, càng được chẩn đoán và điều trị sớm thì kết quả thu được càng khả quan. Điều quan trọng là phải phân biệt được giữa một cơn đột quỵ thực sự và các bệnh chứng khác giống với đột quỵ

DS.Trần Ngọc Thịnh (dịch và tổng hợp)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Y học thường thức - 23/04/2024

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Y học thường thức - 15/04/2024

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Y học thường thức - 08/04/2024

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Y học thường thức - 10/03/2024

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới