Cách bạn có thể giảm nguy cơ đột quỵ
Hiệp hội Đột quỵ Anh cảnh báo cứ 5 phút lại có một ca đột quỵ xảy ra ở Anh. Tuy nhiên, khoảng 50% các trường hợp có khả năng ngăn ngừa được.
Tàn tật suốt đời sau một cơn đột quỵ xảy ra do có một chấn thương ở não.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cho biết: “Một số người bệnh sẽ cần chăm sóc hoặc giúp đỡ trong các hoạt động hàng ngày của họ. Những người khác có thể khỏe trở lại như trước đây, nhưng mất một thời gian rất dài”.
Dưới đây là các hướng dẫn giúp mọi người hạn chế rủi ro bị đột quỵ:
Chế độ ăn uống
Một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa đột quỵ là thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ mắc 3 vấn đề sức khỏe liên quan chặt chẽ đến đột quỵ là cholesterol cao, huyết áp cao và béo phì.
Điều này đồng nghĩa bạn cần ăn ít chất béo, nhiều chất xơ. Các loại thực phẩm cần giảm là muối, bơ, dầu, kem, khoai tây chiên, bánh quy, các loại hạt tẩm muối, ngũ cốc nhiều đường, đồ ăn bán sẵn…
Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều cá tươi, trứng, thịt nạc (thịt gà), lượng nhỏ dầu oliu, các loại hạt không tẩm, hoa quả, khoai tây, gạo lứt, bánh mì nhiều chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt…
Tập luyện
Bạn hãy vận động 30 đến 60 phút mỗi ngày, điều này sẽ giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ.
Không hút thuốc
Hút thuốc tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ. Bạn hãy đề nghị người nhà và bạn bè giúp đỡ mình bỏ thuốc. Tránh xa những nơi khiến bạn bị mời thuốc, dẫn tới tái nghiện. Nhớ tới những lợi ích của việc bỏ thuốc với bản thân và gia đình. Gặp bác sĩ để tìm giải pháp thay thế thuốc lá.
Uống ít hơn
Uống quá nhiều đồ chứa cồn sẽ tăng nguy cơ đột quỵ. NHS cho rằng mỗi người không được uống quá 7 ly rượu (12 độ) mỗi tuần. Như vậy, mỗi người không nên uống hơn 1 ly rượu trong ngày.
Các điều kiện sức khỏe khác
Điều trị triệt để bất kỳ tình trạng bệnh lý nào mà bạn đang mắc phải. Ví dụ như bệnh tiểu đường và huyết áp cao đều làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Sống lành mạnh là công cụ phòng ngừa tốt nhất để chống lại đột quỵ.
Dấu hiệu của đột quỵ
Nếu bạn nghĩ ai đó có thể bị đột quỵ, hãy làm bài kiểm tra F.A.S.T đơn giản sau:
F (Face) - Khuôn mặt: Yêu cầu người đó mỉm cười. Một bên mặt có bị xệ không?
A (Arms) - Tay: Đề nghị người đó giơ cả hai cánh tay lên. Một cánh tay có trôi xuống phía dưới không?
S (Speech) - Lời nói: Yêu cầu người đó lặp lại một cụm từ đơn giản. Họ có nói ngọng không?
T (Time) - Thời gian: Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu như trên, hãy gọi cấp cứu ngay.
An Yên (Theo Express)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh
Phòng bệnh - 24/10/2024
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh
Bí quyết để chăm sóc sức khỏe toàn diện
Phòng bệnh - 22/10/2024
Bí quyết để chăm sóc sức khỏe toàn diện
Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối
Phòng bệnh - 11/10/2024
Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối
Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?
Phòng bệnh - 08/10/2024
Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?
Cách nào phòng bệnh gút?
Phòng bệnh - 08/10/2024
Cách nào phòng bệnh gút?