Mũi vaccine Covid-19 tăng cường không gây ra xét nghiệm HIV dương tính
Thông tin lan truyền
Tiến sĩ Montagnier, người đoạt giải Nobel năm 2008 nhờ đồng phát hiện ra virus làm suy giảm miễn dịch ở người (HIV) gây bệnh AIDS, đã qua đời ngày 8/2/2022 ở tuổi 89.
Sau khi ông Montagnier mất, người dùng mạng xã hội đã chia sẻ một câu nói được cho là của nhà khoa học người Pháp có nội dung: “Ai trong số các bạn đã tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ 3 nên đi xét nghiệm HIV/AIDS. Kết quả có thể sẽ khiến bạn ngạc nhiên”.
Kiểm chứng
Chia sẻ với Reuters, các chuyên gia khẳng định những loại vaccine ngừa Covid-19 đang được sử dụng không thể gây ra bệnh HIV/AIDS hay kết quả xét nghiệm HIV dương tính giả.
Theo Tiến sĩ Bnar Talabani MBE, một nhà nghiên cứu tại Cardiff (xứ Wales), không có bất kỳ cơ chế hợp lý nào mà trong đó vaccine ngừa Covid-19 có thể gây ra HIV hoặc AIDS.
“Tuyên bố trên mạng xã hội là vô căn cứ và nó là một thí dụ rất tốt về cách mà thông tin sai lệch được tạo ra để đánh vào tâm lý sợ hãi và ngăn cản mọi người tiêm vaccine phòng bệnh”, ông Talabani nói. “Các loại vaccine ngừa Covid-19 đã được chứng minh là an toàn, với khoảng 10 tỷ liều được sử dụng trên toàn thế giới cho đến nay”.
Ông khẳng định các loại vaccine, bao gồm vaccine ngừa Covid-19, không thể gây ra HIV/AIDS và cũng không khiến mọi người dễ bị nhiễm virus này hay bất kỳ loại virus nào khác.
Tiến sĩ Amesh Adalja, học giả cao cấp tại Trung tâm An ninh y tế Johns Hopkins (Mỹ) cho biết trong số những loại vaccine Covid-19 đã được cấp phép sử dụng, không loại nào can thiệp vào các xét nghiệm chẩn đoán HIV và gây dương tính giả, hay chứa bất kỳ thành phần nào của HIV.
Mặc dù trước khi qua đời ông Montagnier đã chia sẻ một số thuyết không được ủng hộ chung quanh đại dịch Covid-19, tuy nhiên Reuters không tìm thấy bất kỳ cuộc phỏng vấn hoặc ấn phẩm nào mà trong đó ông khuyến cáo những người đã tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ 3 nên đi xét nghiệm HIV.
Khẳng định
Thông tin lan truyền trên mạng xã hội là sai sự thật. Các chuyên gia khẳng định mũi vaccine Covid-19 tăng cường không thể dẫn đến HIV hay AIDS.
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo