Tranh cãi về nguy cơ nCoV lây qua thực phẩm đông lạnh
Phát biểu tại hội nghị Global Grain hôm 18/11, Maximo Torero Cullen, chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), nhắc lại điều này. Ông cho biết FAO từng khẳng định hoạt động sản xuất lương thực tại các nước xuất khẩu không phải nguồn lây lan nCoV.
Tới nay, Trung Quốc tuyên bố phát hiện nCoV trên bao bì sản phẩm đông lạnh nhập khẩu từ 20 quốc gia. Giới chức Trung Quốc cho rằng cá đông lạnh là nguồn gây bùng phát ổ dịch trong các tháng hè. Tháng 6, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Trung Quốc tuyên bố bao bì cá hồi nhập khẩu có thể là vật trung gian khiến dịch bệnh bùng phát tại chợ hải sản Tân Phát Địa. Người mua hàng đồng loạt hủy đơn đặt cá hồi từ Na Uy.
Các ổ dịch lẻ tẻ sau đó được ghi nhận ở khắp Trung Quốc, đặc biệt tại các thành phố cảng như Đại Liên, Thanh Đảo, Thiên Tân. Phần lớn các đợt bùng phát liên quan tới công nhân xử lý thực phẩm đông lạnh nhập khẩu.
Giữa tháng 11, giới chức thành phố Tế Nam phát hiện nCoV trên bao bì thịt bò đông lạnh nhập khẩu từ Brazil, Bolivia, New Zealand. Thành phố Trịnh Châu tỉnh Hà Nam và thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây đã thu được mẫu virus trên bao bì thịt lợn nhập khẩu từ Argentina. Trước đó, giới chức Giang Tô và Sơn Đông cũng tìm thấy nCoV trên bao bì thịt bò từ Argentina. Thành phố Vũ Hán gặp tình trạng tương tự với lô hàng từ Brazil.
Thanh tra hải quan Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra hơn 800.000 sản phẩm từ các kho hàng nhập khẩu đông lạnh, đình chỉ nhập khẩu từ 99 nhà cung cấp nước ngoài, theo ông Bi Kexin, quan chức hải quan cấp cao.
Tiến sĩ Wu Zunyou, trưởng nhóm dịch tễ học tại CDC Trung Quốc, phát biểu: "Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hải sản và thịt đông lạnh là vật trung gian đưa virus vào Trung Quốc. Cụm dịch Bắc Kinh là nơi đầu tiên khẳng định thực phẩm nhiễm virus có thể làm bùng phát ổ dịch mới tại nhiều nước thông qua vận chuyển".
Các nhà khoa học từ Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore cũng cho rằng thực phẩm đông lạnh có thể khiến virus lây lan tại các khu vực đã kiểm soát được dịch. Song kết quả nghiên cứu chưa được bình duyệt, mâu thuẫn với hướng dẫn của các cơ quan sức khỏe quốc tế.
Tháng 4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố "rất ít khả năng" con người nhiễm nCoV từ thực phẩm hoặc bao bì thực phẩm.
Ngày càng nhiều nhà sản xuất thực phẩm lớn tỏ ra thất vọng trước quyết định giám sát chặt chẽ thực phẩm nhập khẩu của Trung Quốc, kêu gọi nước này dừng các "biện pháp xét nghiệm nCoV nghiêm khắc".
Hôm 17/11, Bộ Nông nghiệp Mỹ chỉ ra động thái của Trung Quốc "không dựa trên cơ sở khoa học", có nguy cơ làm gián đoạn thương mại. Đáp lại, Trung Quốc khẳng định các quy định đưa ra "tạm thời dựa trên bằng chứng khoa học, nhằm mục đích bảo vệ tối đa cuộc sống người dân".
Lê Hằng (Theo Reuters, Straits Times)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo