Bệnh nhân phi công 'không có người thân'

Theo VnExpress 07:14 16/05/2020 - Y tế 24h
Khi "bệnh nhân 91" nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM hồi giữa tháng 3, còn tỉnh táo, anh chia sẻ với các bác sĩ là không có người thân.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Khoa Nhiễm D, cho biết những ngày đầu nhập viện, bệnh nhân 43 tuổi này không ăn được thức ăn Việt, ít uống sữa. Bệnh viện phải liên hệ nơi công tác của anh này, hãng hàng không Vietnam Airlines, hỗ trợ đặt thức ăn riêng.

Bệnh viện báo cáo với Bộ Y tế, liên hệ Đại sứ quán Anh để tiến hành thủ tục thông báo cho gia đình. "Tuy nhiên, đến nay chưa có người nhà bệnh nhân liên lạc với bệnh viện. Đại sứ quán Anh giữ liên lạc với chúng tôi qua email", bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc bệnh viện, cho biết.

Chi phí điều trị hai tháng qua của bệnh nhân khoảng 4-5 tỷ đồng, trước mắt do bệnh viện chi trả. Chi phí ghép phổi dự kiến 1,5-2 tỷ đồng. Bộ Y tế giao Cục Quản lý Khám chữa bệnh nghiên cứu các quy định pháp lý, tìm kiếm nguồn tài trợ cho ca ghép phổi.

"Vấn đề pháp lý đặt ra là nếu bệnh nhân ghép tạng, ai sẽ là người ký cam kết", bác sĩ Phong nói. Câu hỏi này trước mắt chưa được giải đáp.

Điều 61, Luật Khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam quy định "mọi trường hợp phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa đều phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc đại diện của người bệnh". Trường hợp không thể hỏi ý kiến của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh và nếu không thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tiến hành phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa.

Trong khi đó, Đại sứ quán Anh hôm nay cho biết các nhân viên ngoại giao nước này đang giữ liên lạc với bệnh viện. "Chúng tôi hết sức hỗ trợ bệnh nhân 91 cũng như gia đình anh ấy", cơ quan ngoại giao Anh tại Việt Nam thông cáo.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, khu vực điều trị cách ly bệnh nhân phi công. Ảnh: Hữu Khoa.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, khu vực điều trị cách ly bệnh nhân phi công. Ảnh: Hữu Khoa.

"Bệnh nhân 91", dương tính nCoV từ ngày 18/3, là người bệnh nặng nhất hiện nay. Diễn biến sức khỏe bệnh nhân thất thường, ngày càng xấu, 90% phổi không hoạt động, can thiệp ECMO 40 ngày, lọc máu, tiên lượng xấu.

Các chuyên gia đầu ngành hội chẩn thống nhất chỉ định ghép phổi, đánh giá đây là cơ hội cuối cùng để cứu bệnh nhân. Nguồn phổi hiến ưu tiên từ người hiến tặng đã chết não.

Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đến sáng 15/5 đã tiếp nhận 40 đề nghị được hiến phổi để ghép cho "bệnh nhân 91", đa số là người Việt.

Bộ Y tế cho biết vài ngày trước có người chết não hiến phổi phù hợp với "bệnh nhân 91", song phổi hiến không thể sử dụng do bị nhiễm trùng. Hiện Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia tiếp tục tìm kiếm nguồn phổi hiến phù hợp.

Lê Phương

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới