Hệ lụy từ sai lầm trong điều trị bệnh “nhà giàu”

Gout được cho là bệnh của người giàu khi ăn uống thừa chất và không phải lao động nặng.

Tuy nhiên, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và gặp ở mọi đối tượng. Việc chủ quan trong phát hiện và điều trị để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc.

Hệ lụy từ sai lầm trong điều trị bệnh “nhà giàu”

Biến chứng hạt tophi ở người mắc gout mạn tính
Biến chứng hạt tophi ở người mắc gout mạn tính

 

23 tuổi đã gặp biến chứng gout

Nguyễn Văn Nam (23 tuổi, Hà Nội) tìm đến thăm khám ở Bệnh viện Medlatec khi trên đôi tay nổi nhiều cục kèm theo cơn đau ở khớp ngón chân sưng nóng đỏ. Tại bệnh viện, các cục nổi trên đôi tay của Nam được bác sĩ chẩn đoán là các hạt tophi, biến chứng của bệnh gout mạn tính gây nên.

 
 

Nam cho biết, hồi 18 tuổi thi thoảng cũng xuất hiện các cơn đau ở khớp chân, đặc biệt là ở ngón chân cái. Đi khám, Nam được chẩn đoán mắc gout với chỉ số axit uric tăng cao. Tuy nhiên, thay vì duy trì theo chỉ định, cứ dứt cơn là Nam dừng thuốc. Đến 1 năm gần đây, trên tay nổi cục nhiều và kích thước cứ lớn dần, Nam mới tìm đến khám tại bệnh viện.

BS. Trịnh Thị Nga, Bệnh viện Medlatec cho biết, trước đây bệnh chỉ xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, nam giới. Tuy nhiên, hiện nay gout gặp nhiều ở người trẻ, thậm chí 18 - 19 tuổi đã mắc gout. Gout còn gặp ở nữ giới sau mãn kinh, thiếu hụt estrogen dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa…

Nặng nề hơn Nam, mắc bệnh gout đã hơn 8 năm nay, ông Trần Văn Quân (42 tuổi, Hải Phòng) mong muốn thoát khỏi những cơn đau nhức xương khớp vì căn bệnh này, ông mua nhiều loại thuốc đông, tây y được quảng cáo trên ti vi, mạng internet…

Tuy nhiên, bệnh trở nặng, ông được người nhà chuyển đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng bàn ngón tay bị hạt tophi gây biến dạng, sưng nề tấy đỏ, đau chảy mủ, sốt cao, chân sưng to, phù nề toàn thân.

Bác sĩ thăm khám và chẩn đoán ông Quân bị nhiễm khuẩn hạt tophi, gout mạn. Ông Quân cho hay, mặc dù vẫn uống thuốc theo tiêu chuẩn bảo hiểm nhưng cơ đau do sưng khớp liên tục khiến ông mua thêm thuốc để dùng. Thấy ai mách địa chỉ hay, hoặc đọc quảng cáo những bài thuốc tốt chữa bệnh gout là ông lại mua dùng thử, nhưng bệnh chẳng đỡ.

BS. Nga cho biết, bệnh nhân mới bị gout có thể đau dữ dội hoặc tự khỏi sau 2 - 3 ngày, càng về sau các đợt gout kéo dài hơn, bắt buộc phải sử dụng thuốc.

Tuy nhiên, do tính chất phổ biến của bệnh mà người bệnh thường tự ý mua thuốc ở quầy dược hoặc từ lời giới thiệu của người xung quanh.

Trong khi đó thuốc gout trong dân gian lại rất đa dạng, bao gồm đông, tây y dưới dạng viên nén, thuốc lá, dạng bột… không rõ nguồn gốc xuất xứ. Những loại thuốc này thường chứa corticoid có thể giúp giảm đau nhanh chóng nhưng tác dụng phụ lại không lường trước được và không phải người bán thuốc nào cũng nắm rõ.

“Bệnh gout nếu điều trị không đúng thuốc, đúng cách sẽ khiến cơn gout tái phát nhanh, đối mặt với một loạt biến chứng do tác dụng phụ của thuốc như: Biến dạng các khớp, nổi hạt tophi, khuôn mặt cushing (mặt to tròn, da căng bóng mọng, chân tay teo), loãng xương, loét tiêu hóa, tăng huyết áp, suy tuyến thượng thận, vận động các khớp khó khăn, nặng hơn có thể tàn phế…’, bác sĩ cảnh báo.

Những sai lầm khiến gout biến chứng

Hệ lụy từ sai lầm trong điều trị bệnh “nhà giàu”

Một trường hợp biến chứng hạt tophi ở bệnh nhân gout
Một trường hợp biến chứng hạt tophi ở bệnh nhân gout

 

Gout là một bệnh lý thường gặp ở 1 - 4% dân số trên toàn , do lắng đọng tinh thể urat tại các khớp, mô mềm, dẫn đến tình trạng viêm khớp với các triệu chứng sưng, nóng đỏ và đau khớp.

BS. Nga cho biết: “Quá trình thăm khám, chúng tôi gặp nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám trong giai đoạn mạn tính, đã điều trị nhiều đợt nhưng không phù hợp, cơn đau tiến triển nhiều hơn”.

BS. Nga cũng chỉ ra 3 sai lầm thường gặp nhất khiến bệnh gout trở nặng dẫn đến biến chứng. Đó là việc chẩn đoán gout quá dễ dàng, nhiều người cứ đau khớp coi là mắc gout rồi ra hiệu thuốc mua thuốc về uống. Sau uống đỡ đau, người bệnh không thăm khám thêm.

Sai lầm thứ 2 là dùng thuốc nam, thuốc bắc có chứa thành phần corticoid. Thực tế thuốc này có thể sử dụng trong điều trị bệnh gout nhưng chỉ dùng trong những gout phụ thuộc thuốc, hoặc kháng trị không đáp ứng với các loại thuốc khác. Bởi thực tế thuốc corticoid này trong giai đoạn đầu thường đáp ứng bệnh tốt nhưng tiến triển thành gout mạn tính sẽ nhanh hơn so với người không dùng loại thuốc này.

Sai lầm thứ 3 là với trường hợp được chỉ định dùng thuốc hạ axit uric máu nhưng không dùng kéo dài, bệnh nhân thường thấy hết đau là dừng, do vậy lâu dần dẫn tới tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

BS. Cao Thanh Ngọc, Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM cũng nhận định, gout không phải là một bệnh khó điều trị, nhưng dễ tái phát. Trên thực tế vẫn có rất nhiều người xem nhẹ bệnh, không tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ hoặc tự ý dùng thuốc gây hậu quả nghiêm trọng, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

Bệnh thường biểu hiện bằng những đợt viêm khớp cấp tính và sau đó tiến triển thành mạn tính. Triệu chứng đặc trưng của cơn gout cấp là khởi đầu đột ngột với tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội thường ở một khớp. Nếu không được điều trị đúng, lâu ngày bệnh sẽ tiến triển thành viêm khớp gout mạn với sưng đau khớp thường xuyên, biến dạng khớp, nổi hạt tophi, bệnh thận do gout, sỏi thận…

 

BS. Cao Thanh Ngọc khuyến cáo, ngay khi có các triệu chứng sưng đau các khớp, người bệnh nên chủ động đến tại các cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, tránh việc tự ý điều trị khiến bệnh trầm trọng hơn.

Sau khi hết sưng đau khớp, người bệnh cần phải kiên trì điều trị bằng cách dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng lịch. Đồng thời, cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện phù hợp, tập thể dục đều đặn, giữ cân nặng ở mức phù hợp.

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Y tế 24h - 17/04/2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Y tế 24h - 17/04/2024

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Quận Hoàn Kiếm khám bệnh miễn phí cho hơn 500 người khuyết tật, người thuộc hộ cận nghèo

Quận Hoàn Kiếm khám bệnh miễn phí cho hơn 500 người khuyết tật, người thuộc hộ cận nghèo

Y tế 24h - 16/04/2024

Quận Hoàn Kiếm khám bệnh miễn phí cho hơn 500 người khuyết tật, người thuộc hộ cận nghèo

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Y tế 24h - 16/04/2024

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Bóc tách thành công khối u buồng trứng 10kg cho cô gái 19 tuổi

Bóc tách thành công khối u buồng trứng 10kg cho cô gái 19 tuổi

Y tế 24h - 16/04/2024

Bóc tách thành công khối u buồng trứng 10kg cho cô gái 19 tuổi

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới