Kêu gọi người khỏi Covid-19 hiến huyết tương

Theo VnExpress 02:59 15/05/2020 - Y tế 24h
HONG KONG - Hội Chữ thập đỏ vận động người khỏi bệnh hiến huyết tương để giúp những bệnh nhân đang điều trị, nhưng chỉ có ba người hiến.

Hai trong ba bịch huyết tương - dịch lỏng màu vàng là thành phần trong máu - đã được đem truyền cho các bệnh nhân nặng. 

"Huyết tương người khỏi phát huy tác dụng rõ ràng", theo Lee Cheuk-kwong, Giám đốc Bộ phận Truyền máu của Hội. "Tải lượng virus trong cơ thể người bệnh giảm đáng kể". 

Lee cho biết ông lo ngại virus sẽ quay lại trong tương lai, nhắc đến các ca lây nhiễm địa phương gần đây, và khuyến cáo thành phố cần chuẩn bị mọi nguồn lực để đối phó. 

Tới ngày 14/5, thành phố đã ghi nhận 1.051 ca nhiễm nCoV, 4 trường hợp tử vong. 1.009 người nghi nhiễm và dương tính đã được ra viện, theo Cơ quan Quản lý Bệnh viện Hong Kong. 

Các chuyên gia tại Đại học Hong Kong, do giáo sư Ivan Hung Fan-ngai đứng đầu, gần đây phát hiện ra rằng huyết tương từ những người khỏi có thể loại bỏ 99% virus trong cơ thể của người bệnh, vì chứa các kháng thể cần thiết để chống nhiễm trùng.

Tại Vũ Hán, tâm dịch ban đầu, một thử nghiệm trên 10 bệnh nhân cho thấy huyết tương làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh nhân trong vòng một tuần.

Tuần trước, ông Hung cho biết một bệnh nhân nặng điều trị bằng huyết tương đã cải thiện sức khỏe, được tháo máy thở.

Tuy huyết tương có tác dụng tốt, không nhiều người sẵn sàng cho tặng. Ông Lee nói có thể hiểu tâm lý người bệnh, đã phải ở bệnh viện quá lâu nên giờ chỉ muốn sống bình thường sau khi khỏi. "Nhưng tôi mong rằng họ có thể đến. Toàn bộ quá trình chỉ mất khoảng một giờ đồng hồ", Lee nói.

Không phải người khỏi bệnh nào cũng có thể hiến huyết tương. Người hiến lý tưởng phải trong độ tuổi từ 18 đến 60, nặng ít nhất 60 kg và không mắc bệnh mãn tính.

Giám đốc bộ phận Truyền máu của Chữ thập đỏ Hong Kong Lee Cheuk-kwong (trái) cùng người hiến huyết tương. Ảnh: SCMP.

Hiện nay, Hội Chữ thập đỏ Hong Kong không nhận người hiến là nữ bởi người hiến có thể vô tình không biết đang có thai. Huyết tương từ phụ nữ mang thai có thể gây ra các vấn đề về phổi cho bệnh nhân nCoV, Lee cho biết.

Mỗi lần, một người hiến có thể giúp chiết xuất ra 500-600ml huyết tương.

Một trong ba người hiến, yêu cầu giấu tên vì gia đình không biết ông đã nhiễm nCoV, cho biết: "Trước đây tôi chưa bao giờ hiến máu. Nay tôi có thể hiến huyết tương vì tôi đã khỏi bệnh. Nếu bạn vẫn lưỡng lự có nên hiến hay không, thì có thể có những bệnh nhân mới đang cần huyết tương. Vì sao không hiến ngay bây giờ?".

Chi Lê (Theo SCMP) 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới