Một trường hợp tử vong nghi do bệnh tay chân miệng

Theo Báo Nhân Dân 08:12 02/06/2023 - Y tế 24h
NDO - Ngày 1/6, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 31/5, Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận bệnh nhi nam N.H. D, sinh năm 2018 (ngụ tỉnh Kiên Giang) từ Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang, sau đó tử vong chiều 31/5 nghi do bệnh tay chân miệng.
Những nốt ban do bệnh tay chân miệng có màu đỏ, sau đó tiến triển thành mụn nước vòm dày.(Ảnh minh họa)
Những nốt ban do bệnh tay chân miệng có màu đỏ, sau đó tiến triển thành mụn nước vòm dày.(Ảnh minh họa)

 

Cụ thể, trước đó, bệnh nhi ốm 4 ngày với triệu chứng lở môi, ăn uống kém, bị nôn, sốt cao kèm run toàn thân, gọi không biết, vã mồ hôi.

Sau đó, bệnh nhi nhập viện Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang, chẩn đoán tay chân miệng độ III, đặt nội khí quản, bóp bóng, sử dụng thuốc vận mạch, thuốc an thần chuyển Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, bệnh nhân hôn mê sâu, co gồng, chi mát, mạch nhanh nhẹ, sốt rất cao. Chẩn đoán lúc vào viện là theo dõi bệnh tay chân miệng độ IV.

Bệnh nhân được xử trí tích cực chống sốc, hỗ trợ hô hấp-tuần hoàn, lọc máu theo hướng dẫn điều trị bệnh tay chân miệng của Bộ Y tế. Tuy nhiên, do tình trạng bệnh nhân rất nặng, đã tử vong vào chiều 31/5.

Theo Bệnh viện Nhi Đồng 1, nguyên nhân tử vong nghi do bệnh tay chân miệng. Bệnh viện đang chờ kết quả xét nghiệm PCR xác định.

Đại diện Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2023, bệnh viện tiếp nhận 1.349 lượt điều trị ngoại trú, 158 bệnh nhân điều trị nội trú bệnh tay chân miệng.

Đến thời điểm hiện tại, số liệu thống kê cho thấy, số lượng bệnh nhân bệnh tay chân miệng không tăng so với năm 2022, nhưng số bệnh nhân nặng tăng so với cùng kỳ năm 2022, có 5 trường hợp nặng (2 trường hợp ở Thành phố Hồ Chí Minh và 3 trường hợp ở các tỉnh), 1 ca tử vong.

Tay chân miệng là bệnh lý khá lành tính, tuy nhiên, nếu chủ quan trẻ có thể gặp nguy cơ biến chứng.

, nếu thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường dưới đây, hãy nhanh chóng đưa đến bệnh viện càng sớm, càng tốt: Trẻ loạng choạng, không tự đứng lên được; triệu chứng trở nặng, kéo dài hơn 3 ngày không khỏi; trẻ bị nôn liên tục, mất nước, không đi tiểu trong 6 giờ; sốt cao hơn 38 độ C với trẻ sơ sinh và 40 độ C với trẻ nhỏ; phân lẫn máu.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư

Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư

Y tế 24h - 15/01/2025

Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư

Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện

Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện

Y tế 24h - 07/01/2025

Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện

Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc

Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc

Y tế 24h - 06/01/2025

Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc

Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới

Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới

Y tế 24h - 03/01/2025

Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới

Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID

Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID

Y tế 24h - 02/01/2025

Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới