Mỹ chi 1,2 tỷ USD mua vaccine Covid-19 của Anh

Theo VnExpress 22/05/2020 - Y tế 24h
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS) trả 1,2 tỷ USD cho công ty dược phẩm AstraZeneca để mua ít nhất 300 triệu liều vaccine.

Đây được coi là bản hợp đồng phát triển vaccine lớn thứ tư từ trước đến nay. Số tiền dành cho thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, trên khoảng 30.000 tình nguyện viên trong mùa hè này. Đổi lại, công ty sẽ cung cấp 300 triệu liều dùng cho Mỹ. HHS và AstraZeneca cho biết liều đầu tiên dự kiến có mặt vào đầu tháng 10 năm nay - khoảng thời gian ngắn và đầy tham vọng.

"Thỏa thuận này là cột mốc quan trọng trong nỗ lực của chính phủ nhằm cung cấp một loại vaccine an toàn và hiệu quả cho người Mỹ vào năm 2021", Alex Azar, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, phát biểu trong cuộc họp ngày 20/5. Đây cũng là một phần trong "Chiến dịch Thần tốc" đẩy mạnh biện pháp phòng ngừa nCoV, của Mỹ.

Vaccine được phát triển bởi Viện Jenner, Đại học Oxford, Anh, là một trong những "ứng viên" tiềm năng đã thử nghiệm trên người. AstraZeneca cho biết công ty đủ năng lực để sản xuất một tỷ liều vaccine, ưu tiên hai thị trường lớn là Mỹ và Anh.

Alex Azar, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, phát biểu trong cuộc họp ngày 20/5. Ảnh: AP
Alex Azar, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, phát biểu trong cuộc họp ngày 20/5. Ảnh: AP

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, chính phủ Mỹ đã mạnh tay chi tiền cho các công ty công nghệ sinh học để điều chế vaccine an toàn và hiệu quả. Trước đó, Mỹ chi cho Johnson & Johnson 456 triệu USD để sản xuất 300 triệu liều tiêm chủng, dự kiến ra mắt đầu năm 2021. Hãng dược Moderna cũng được cung cấp 483 triệu USD nhằm đẩy mạnh phát triển vaccine. Vừa qua, hãng này thông báo thử nghiệm lâm sàng cho kết quả sơ bộ khả quan. 8 tình nguyện viên đã sinh đủ kháng thể chống lại virus.

Tuy nhiên, khoản đầu tư tỷ đô mới nhất không đồng nghĩa Mỹ sẽ sớm có được loại vaccine an toàn và hiệu quả. Nhiều "ứng viên" hứa hẹn cuối cùng trở thành nỗi thất vọng trong các thử nghiệm lâm sàng.

AstraZeneca cho biết công ty đã đàm phán với chính phủ nhiều nước cũng như các tổ chức phi lợi nhuận để đẩy mạnh sản xuất. Đại học Oxford bắt đầu nghiên cứu vaccine hồi tháng 4 trên 1.100 triệu người. Nếu kết quả lâm sàng tốt đẹp, thử nghiệm sẽ được mở rộng phạm vi vào tháng 6, với 10.000 tình nguyện viên tham gia.

Vaccine được điều chế một cách nhanh chóng, phần vì sử dụng công nghệ có sẵn do trường đại học phát triển. Các nhà khoa học dùng một loại virus bất hoạt, chứa trình tự di truyền cho các protein gai bên ngoài nCoV. Thử nghiệm trên động vật chưa được bình duyệt, vaccine khiến cơ thể khỉ sinh kháng thể, bảo vệ chúng khỏi sự xâm nhập của virus.

Thục Linh (Theo WSJ, Bloomberg)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Y tế 24h - 19/04/2024

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Y tế 24h - 19/04/2024

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Y tế 24h - 19/04/2024

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Y tế 24h - 17/04/2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Y tế 24h - 17/04/2024

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới