Nghiên cứu vaccine nCoV dạng xịt mũi, thuốc hít

Theo VnExpress 25/06/2020 - Y tế 24h
Các nhà khoa học đang nghiên cứu vaccine dạng thuốc hít hoặc xịt mũi, bởi có thể cho thấy hiệu quả trong phòng chống Covid-19.

Ngày 23/6, các nhà khoa học của Đại học Oxford và Đại học Imperial London cho biết đưa vaccine trực tiếp vào phổi có thể là cách tốt để cơ thể người chống lại triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp.

Niêm mạc là lớp mô bảo vệ trên bề mặt của các cơ quan nội tạng, bao gồm phổi và đường hô hấp. Chúng cũng tồn tại trên một số bộ phận khác như mũi và miệng, ngăn chặn mầm bệnh cố xâm nhập vào bên trong cơ thể từ môi trường ngoài.

Niêm mạc tạo thành một màng dính mạnh mẽ, bẫy các virus cố tiến vào khiến cơ thể nhiễm bệnh. Các nhà khoa học cho rằng có thể "bố trí" vaccine tại các "cổng vào" này và huấn luyện niêm mạc để chúng ngăn chặn SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể người. Loại vaccine này có thể được tiếp nhận dưới hình thức thuốc xịt mũi hoặc thuốc hít, giống như loại dùng để phòng cúm cho trẻ em.

Giáo sư Robin Shattock, một nhà miễn dịch học tại Đại học Imperial London, nói với Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Hạ viện rằng: "Hầu hết các loại vaccine đang được cung cấp bằng cách tiêm cơ bắp tay thông thường. Bởi vì đó là cách tiếp cận dễ nhất và nhanh nhất trong nghiên cứu. Mặt khác, một số thành viên trong nhóm chúng tôi cho rằng phương án đưa vaccine vào niêm mạc khá khả thi".

Bổ sung cho những lập luận về vaccine dạng xịt của giáo sư Robin Shattock, giáo sư Sarah Gilbert của Đại học Oxford nói thêm rằng: "Với miệng hoặc mũi, cơ thể sẽ có phản ứng niêm mạc mạnh hơn nhiều. Đây có thể là mấu chốt quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, chống lại mầm bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. Cách thức này cũng rất khó để nghiên cứu và chúng tôi vẫn chưa thật sự nắm rõ về nó. Tuy nhiên, giống như những gì giáo sư Shattock nói, chúng tôi vẫn rất quan tâm đến phương án đưa vaccine vào cơ thể bằng đường hô hấp, truyền nội khí quản (qua thuốc xịt mũi) hoặc truyền khí dung (sử dụng ống hít)".

Các nhà khoa học tin rằng đưa vaccine vào niêm mạc có thể là một cách hiệu quả hơn để bảo vệ người cao tuổi vì nó trực tiếp củng cố phổi, nơi SARS-CoV-2 nhắm đến. Theo họ, vaccine thông thường hoạt động kém ổn định và ít hiệu quả với người lớn tuổi, trong khi họ lại là đối tượng có nguy cơ nhiễm nCoV nặng nhất. Lý do là vì hệ thống miễn dịch của người cao tuổi dần suy giảm qua từng năm.

"Chúng tôi phải tiến hành thận trọng vì công nghệ này rất mới và cần phải đảm bảo an toàn. Trước đây đã có một số nghiên cứu nhỏ về vaccine được cung cấp theo phương thức trên (niêm mạc), đơn cử là vaccine cúm được sử dụng ở trẻ em. Tuy nhiên việc tiếp nhận vaccine qua mũi cần đảm bảo tính an toàn tuyệt đối, bởi đây là bộ phận rất gần với não bộ", Sarah nói thêm.

Vaccine ngừa cúm cho trẻ em là một trong những loại dạng xịt đang được sử dụng. Ảnh: John Harrington/Newswire.
Vaccine ngừa cúm cho trẻ em là một trong những loại dạng xịt đang được sử dụng. Ảnh: John Harrington/Newswire.

Hiện Đại học Oxford và Đại học Imperial London đều thử nghiệm vaccine Covid-19 do họ phát triển bằng cách tiêm vào cơ bắp. Cách thức này đã được áp dụng trên hàng nghìn tình nguyện viên trong những cuộc thử nghiệm lâm sàng gần đây.

Vaccine Oxford, tên gọi khác là AZD1222, đang dẫn đầu cuộc đua toàn cầu về phương pháp phòng ngừa Covid-19. "Ứng viên" sáng giá này đang được thử nghiệm lâm sàng trên hơn 10.000 tình nguyện viên tại ba nước Anh, Brazil và Nam Phi sau khi chuyển sang giai đoạn ba.

Vaccine AZD1222, trước đó có tên ChAdOx1 nCoV, đang ở giai đoạn ba thử nghiệm lâm sàng diện rộng, với sự tham gia của hơn 10.000 tình nguyện viên từ các nước Anh, Brazil và Nam Phi. Ảnh: Handout.
Vaccine AZD1222, trước đó có tên ChAdOx1 nCoV, đang ở giai đoạn ba thử nghiệm lâm sàng diện rộng, với sự tham gia của hơn 10.000 tình nguyện viên từ các nước Anh, Brazil và Nam Phi. Ảnh: Handout.

Trong khi đó, tình nguyện viên khỏe mạnh đầu tiên đã tiếp nhận một liều nhỏ vaccine Covid-19 do Đại học Imperial London nghiên cứu, vào ngày 23/6. Tuy nhiên dấu hiệu nhận được không cho thấy bất kỳ tác dụng nào. Trước đó, các chuyên gia của Đại học này cho biết vaccine của họ hoạt động theo phương thức luyện cho hệ miễn dịch của con người nhận biết được virus SARS-CoV-2. Từ đó, cơ thể người có thể sinh ra kháng thể, chống lại virus, ngăn chặn tình trạng nhiễm bệnh.

Dù "ứng viên" này vẫn chưa chứng minh được tính hiệu quả trên người, song các nhà khoa học đứng đầu nhóm nghiên cứu vẫn lên kế hoạch khởi động làn sóng nghiên cứu thứ hai, nhằm tìm kiếm phương thức khác gọi là miễn dịch niêm mạc.

Đang phát triển hai loại vaccine nCoV khác nhau, tuy nhiên hai nhóm nghiên cứu từ Đại học Oxford và Đại học Imperial London quyết định hợp tác. Vaccine Oxford hiện là một trong những ứng viên sáng giá nhất, trong khi vaccine của Imperial London chỉ mới bước vào thử nghiệm lâm sàng trên người vào tuần trước.

Các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng hiệu quả ngừa bệnh của vaccine Covid-19 tương lai có thể suy giảm theo thời gian và cần tiêm nhắc lại để tăng khả năng miễn dịch. Giáo sư Shattock cũng nhận định rằng việc "hợp tác" giữa hai loại vaccine từ hai nhóm nghiên cứu có thể cho hiệu quả cao hơn, bởi dù được xem là "đối thủ", song mỗi loại lại hoạt động khác nhau.

Thy An (Theo Daily Mail)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Y tế 24h - 19/04/2024

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Y tế 24h - 19/04/2024

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Y tế 24h - 19/04/2024

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Y tế 24h - 17/04/2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Y tế 24h - 17/04/2024

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới