Người phụ nữ Hà Nội bị chó săn hàng xóm cắn lóc chân

Theo Vietnamnet 08:57 06/06/2020 - Y tế 24h
Bà H. bị con chó săn của hàng xóm cắn lóc thịt đoạn dài 30cm ở chân phải, dù được điều trị nhưng vẫn mất cảm giác.

Bệnh nhân là Vũ Thị H. ở Nam Từ Liêm, Hà Nội, được đưa đến BV Bưu Điện cấp cứu trong tình trạng tổn thương nặng vùng cẳng chân phải với mảng da bị lóc dài 30x20 cm, kéo dài từ cổ chân tới mu bàn chân.

Bà H. cho biết, khi 2 vợ chồng đi xe máy về nhà, biết hàng xóm có con chó săn dữ nên bà đã cố tránh nhưng do dây xích dài nên con chó vẫn lao ra, cắn vào chân phải của bà đang ngồi phía sau xe.

Vết thương bệnh nhân trước (trái) và sau khi được khâu lại
Vết thương bệnh nhân trước (trái) và sau khi được khâu lại

Trực tiếp khám cho bệnh nhân, BS Bùi Đức Ngọt, khoa Ngoại Tổng hợp, BV Bưu Điện cho biết, vết thương của bệnh nhân khá phức tạp. Sau khi làm sạch, tiêm phòng uốn ván, bác sĩ đã mổ cấp cứu, cắt lọc da sau đó khâu lại với hy vọng phần da sống nhiều nhất có thể.

“Dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh nhân có nguy cơ nhiễm virus dại và nhiều vi khuẩn độc lực cao có thể gây nhiễm khuẩn huyết và phát dại nếu không được điều trị, phòng ngừa kịp thời. Vùng da bị lóc tiên lượng không được tốt, có thể gặp một số di chứng sau này”, BS Ngọt thông tin.

Sau 2 tuần phẫu thuật, vết mổ của bệnh nhân khô, không nhiễm trùng, vùng da bị lóc sống 80%, đủ điều kiện xuất viện. Tuy nhiên do bị cắn đứt một số dây thần kinh không thể khắc phục nên bà H. bị tê bì, mất cảm giác toàn bộ mu bàn chân đến cổ chân.

BS Ngọt chia sẻ thêm, cách đây 2 năm, đúng ca trực anh tiếp nhận 1 bệnh nhân bị một con chó giống chó săn cắn đúng động mạch cảnh cổ, máu tuôn ra ồ ạt. Dù được các bác sĩ tập trung toàn lực cấp cứu nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi.

Để tránh những tai nạn đáng tiếc, BS Ngọt khuyến cáo các hộ nuôi chó cần giám sát vật chủ, đeo rọ mõm, dây xích không để quá dài… Trường hợp bệnh nhân bị chó cắn, ngay lập tức người nhà nên rửa vết thương dưới nước sạch, dùng băng sạch băng vết thương cầm máu rồi nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Người dân tuyệt đối không nên tự xử lý ở nhà bằng cách rửa bằng xà phòng, dùng thuốc lá, thuốc lào hoặc một số loại lá cây cầm máu vì điều này có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, khiến các loại virus, vi khuẩn độc lực cao dễ xâm nhập vết thương.

Thúy Hạnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Y tế 24h - 31/10/2024

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Y tế 24h - 14/10/2024

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Y tế 24h - 02/10/2024

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới