Thanh niên suy kiệt vì 20 con giun hút máu

Theo VnExpress 14/05/2020 - Y tế 24h
Thanh niên 36 tuổi ở Lào Cai xanh xao, đi không vững, đau bụng. Bác sĩ nội soi thấy một búi giun đang hút máu trong niêm mạc ruột.

Bệnh nhân làm nghề trồng cây ăn quả, thường xuyên tiếp xúc với đất nhưng không mang đồ bảo hộ, nằm trên nền đất ruộng để ngủ, ăn rau rừng, măng chưa nấu chín, uống nước suối chưa đun sôi. Cuối tháng 1/2020, anh bị sụt cân, đau bụng dữ dội vùng thượng vị. 

Bác sĩ tuyến cơ sở không phát hiện bệnh. Thấy cơ thể tiếp tục suy kiệt, anh xin chuyển lên Bệnh viện E điều trị.

Khi tới Hà Nội, bệnh nhân rất mệt mỏi, suy kiệt, da xanh, mất thăng bằng do thiếu máu nhiều, mạch nhanh, huyết áp tụt. Bác sĩ cho truyền máu nâng thể trạng và chiếu chụp, nội soi ruột non. Hình ảnh cho thấy giun lúc nhúc bám trên niêm mạc ruột bệnh nhân, gây tổn thương và chảy máu. 

Bác sĩ Đặng Trung Thành, Phó trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện E, ngày 13/5 cho biết nhóm điều trị rất ngạc nhiên khi gắp ra 20 con giun trưởng thành bám trong ruột non của bệnh nhân. Mẫu giun được gửi tới Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương để định danh, xác định là "giun mỏ".

Bệnh nhân được bác sĩ thăm khám sau khi điều trị. Ảnh Bệnh viện cung cấp.
Bệnh nhân được bác sĩ thăm khám sau khi điều trị. Ảnh Bệnh viện cung cấp.

Theo bác sĩ Thành, giun mỏ có đôi răng hình bán nguyệt sắc bén, ngoạm vào niêm mạc ruột để hút máu. Mỗi ngày, chúng hút khoảng 0,03 – 0,05ml máu và tiết ra chất chống đông máu làm cho các vết thương không thể lành lại dù giun chuyển sang ký sinh ở khu vực khác. Giun mỏ hút máu không ngừng nghỉ nên bệnh nhân bị mất máu nhiều và tiết ra độc tố ức chế cơ quan sản sinh hồng cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng mất máu của bệnh nhân.

Giun mỏ có thể sống trong cơ thể người từ 10-15 năm nếu không được điều trị. Ấu trùng sống trong phân hoặc đất, thân cây, ngọn cỏ.

Ấu trùng có thể leo cao tới hai mét, xâm nhập vào cơ thể người qua da và niêm mạc ở kẽ ngón chân, cẳng chân rồi theo tĩnh mạch về tim, phổi. Ở phổi, ấu trùng phát triển, đi lên họng hầu và được nuốt lại xuống ruột, ký sinh ở tá tràng và phát triển thành giun móc, giun mỏ trưởng thành. Ấu trùng giun móc, giun mỏ cũng có thể vào cơ thể qua đường ăn uống do thức ăn, nước có nhiễm ấu trùng.

Khi bị giun mỏ ký sinh, bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu, chỉ bị thiếu máu nên khó phát hiện, dễ nhầm lẫn với bệnh thiếu máu do viêm loét dạ dày, tá tràng...

Ấu trùng giun móc, giun mỏ xâm nhập cơ thể qua da chân, leo đến phổi, lên hầu họng, được nuốt xuống hệ tiêu hóa, sống ký sinh hút máu ở ruột non của người. Ảnh: animalhospital
Ấu trùng giun móc, giun mỏ xâm nhập cơ thể qua da chân, leo đến phổi, lên hầu họng, được nuốt xuống hệ tiêu hóa, sống ký sinh hút máu ở ruột non của người. Ảnh: animalhospital

Bác sĩ Thành khuyến cáo người dân đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động, giữ vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch, ăn chín uống sôi để phòng bệnh giun sán và ký sinh trùng. Ngoài ra cần tự nâng cao hiểu biết về tác hại của bệnh do giun, sán.

Người tiếp xúc trực tiếp với đất phải khám sức khỏe và xét nghiệm giun sán tối thiểu 1 lần/năm, tránh ấu trùng nhiễm vào người bằng cách đi ủng, đeo găng tay cao su khi lao động. Người dân không dùng phân tươi bón ruộng, không phóng uế bừa bãi, xử lý phân hợp vệ sinh; làm sạch ngoại cảnh, diệt ấu trùng bằng cách rắc vôi bột ở những nơi ô nhiễm nặng. 

Người dân cũng cần tẩy giun định kỳ theo chương trình "Tẩy giun cộng đồng 6116" - chương trình vận động mọi người tham gia tẩy giun trong 2 ngày 6/1 và 1/6 hàng năm.

Khi có các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, đi ngoài ra phân đen, người dân cần đến ngay cơ sở y tế lớn, có uy tín, để khám, tư vấn, phát hiện và điều trị kịp thời.

Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Y tế 24h - 25/04/2024

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Y tế 24h - 19/04/2024

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Y tế 24h - 19/04/2024

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Y tế 24h - 19/04/2024

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Y tế 24h - 17/04/2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới