Truyền 18 lọ huyết thanh cứu người bị rắn lục cắn

Theo VnExpress 08:54 24/09/2020 - Y tế 24h
TP HCM - Người đàn ông 43 tuổi, làm vườn bị con rắn lục đuôi đỏ lẩn trong đám rau cắn vào ngón tay trái.

Ba ngày qua, bệnh nhân điều trị tích cực tại Bệnh viện quận Thủ Đức. Bác sĩ Trần Minh Kha, khoa Cấp cứu, Bệnh viện quận Thủ Đức, cho biết, khi nhập viện, vết thương rắn cắn nơi ngón giữa bàn tay trái bệnh nhân đã sưng to, phù nề lan đến cẳng tay.

Rắn lục đuôi đỏ (Trimeresurus albolabris) là loài cực độc trong họ rắn lục. Trong 24 giờ đầu nhập viện, người bệnh được truyền liên tục 18 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục đuôi đỏ vì tổn thương tại chỗ cắn nặng hơn, sưng lan lên khuỷu tay.

Kết thúc truyền huyết thanh, tổn thương của bệnh nhân được kiểm soát, giảm sưng nề, không diễn tiến nặng thêm trong vòng 24 giờ tiếp theo.

Bác sĩ Vũ Ngọc Chức, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện quận Thủ Đức, cho rằng bệnh nhân đến viện muộn do cố gắng tìm con rắn đã cắn mình để xác định loại, do đó việc điều trị, sử dụng thuốc giải độc bị trì hoãn. Thêm vào đó, bệnh nhân sơ cứu vùng tay bị rắn cắn bằng cách buộc garo chặt, liều huyết thanh dùng khởi đầu chưa đủ so với lượng nọc rắn vào cơ thể.

Đến ngày 23/9, sức khỏe bệnh nhân đã hồi phục, có thể xuất viện an toàn.

Hai vết răng nanh rắn nhỏ xíu trên tay trái người bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Hai vết răng nanh rắn nhỏ xíu trên tay trái người bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Theo bác sĩ Chức, hàng năm Bệnh viện quận Thủ Đức tiếp nhận rất nhiều trường hợp bị rắn độc cắn, thường là họ rắn hổ và rắn lục. Nếu bệnh nhân không xác định được loại rắn độc nào cắn mình, bác sĩ có thể dựa trên biểu hiện nhóm triệu chứng để nhận diện rắn, có hướng điều trị thích hợp.

Bác sĩ Chức nhấn mạnh, cách thức sơ cứu ban đầu và chỉ định dùng huyết thanh kháng nọc rắn phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong xử trí rắn cắn. Cách sơ cứu đúng là phải đưa nạn nhân rời khỏi hiện trường an toàn, phải hạn chế vận động. Rửa, băng ép và nẹp cố định vùng chi bị rắn cắn nhằm hạn chế hấp thu nọc độc qua đường bạch huyết. Sau đó, vào bệnh viện ngay hoặc gọi cấp cứu 115, truyền huyết thanh kháng nọc độc rắn nếu có chỉ định.

"Sai lầm rất phổ biến trong sơ cứu rắn cắn là rạch, hút nọc độc, buộc garo, bôi các chất lạ vào vết thương. Sơ cứu không đúng sẽ gây hại thêm, khiến nạn nhân bị nhiễm trùng, nhiều trường hợp phải đoạn chi, thậm chí tử vong", bác sĩ Chức nói.

Rắn lục đuôi đỏ thân màu xanh, đuôi màu nâu đỏ, dài khoảng 60-100 cm, sống phân bố khắp vùng miền. Khi mang thai, nọc rắn cái tập trung nhiều và hung dữ nhất. Chúng hoạt động vào ban đêm trên mặt đất và nghỉ ngơi trên cây vào ban ngày.

Mới đây, một người đàn ông ở Tây Ninh bị rắn hổ mang chúa nặng 5 kg cắn ở đùi, vào bệnh viện cấp cứu với con rắn khổng lồ vẫn quấn trên tay. Anh ta trải qua gần một tháng thập tử nhất sinh tại Bệnh viện Chợ Rẫy, may mắn thoát chết.

Thư Anh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Y tế 24h - 31/10/2024

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Y tế 24h - 14/10/2024

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Y tế 24h - 02/10/2024

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới