Tự điều trị kháng sinh, bệnh nhân gặp hậu quả khó lường

Theo Báo nhân dân 11:44 03/07/2023 - Y tế 24h
NDO - Tự điều trị kháng sinh tại nhà, một nữ bệnh nhân bị mắc viêm thận bể thận cấp tính, cần lập tức nhập viện điều trị nội trú.
Tại trung tâm thương mại dược phẩm và trang thiết bị y tế, Quận 10, mỗi ngày có hàng nghìn giao dịch dược phẩm, thiết bị y tế.
Tại trung tâm thương mại dược phẩm và trang thiết bị y tế, Quận 10, mỗi ngày có hàng nghìn giao dịch dược phẩm, thiết bị y tế.

 

Sai lầm khi tự ý điều trị kháng sinh

Liên tục 4 ngày nay, chị D. (36 tuổi, ở Hà Nội) đột nhiên sốt cao 40 độ C, kèm theo biểu hiện đau quặn bụng mạn sườn phải, tiểu buốt, tiểu rát, ăn uống kém, đại tiện phân nát. Lo lắng thấy tình trạng không thuyên giảm, gia đình nhanh chóng đưa chị T. đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec.

Tiếp nhận ca bệnh, bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng và chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết, siêu âm ổ bụng và chụp CT hệ tiết niệu. Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số nhiễm khuẩn của bệnh nhân tăng cao, đồng thời, hình ảnh CT phát hiện dịch tụ quanh thận, nhu mô thận phải không đều, đặc biệt vùng sau bể thận. Bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh nhân mắc viêm thận bể thận cấp tính, cần lập tức nhập viện điều trị nội trú.

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Chí Cương, Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Medlatec nhận định đây là ca bệnh phức tạp, quá trình điều trị cần rất thận trọng. Bệnh nhân cho biết trước đó đã từng viêm đường tiết niệu và điều trị nhiều lần. Tuy nhiên, quá trình điều trị không có sự hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân dùng thuốc không đúng cách, khiến tình trạng nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần.

Do vậy, để có thể điều trị hiệu quả, bác sĩ đã chỉ định cấy máu, cấy nước tiểu để phân lập chủng vi khuẩn gây bệnh và đánh giá mức độ nhạy cảm kháng sinh qua kết quả kháng sinh đồ. Từ đó có thể lựa chọn loại kháng sinh phù hợp nhất với bệnh nhân, hạn chế tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn khiến quá trình điều trị kéo dài.

May mắn, sau 5 ngày được theo dõi sát sao và điều trị tích cực tại viện, kết quả cấy máu, cấy nước tiểu của bệnh nhân âm tính. Chị T. được xuất viện điều trị ngoại trú, tuy nhiên vẫn cần tuân thủ dùng thuốc và sinh hoạt đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.

Từ trường hợp của bệnh nhân T., bác sĩ đưa ra cảnh báo “đỏ” đến tất cả người dân: Khi có dấu hiệu viêm nhiễm đường tiết niệu, tuyệt đối không được tự ý dùng kháng sinh bừa bãi. Điều này có thể dẫn đến việc bệnh không khỏi dứt điểm và gây ra tình trạng kháng kháng sinh khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.

Biến chứng nguy hiểm của viêm thận bể thận cấp

Viêm thận bể thận cấp tính là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên, do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo, lan lên bàng quang, đi qua niệu quản và tấn công thận. Bệnh dẫn đến tình trạng viêm nhiễm xung quanh đài thận, bể thận, niệu quản và nhu mô thận.

Bệnh thường khởi phát các triệu chứng ngay trong vòng 2 ngày sau khi vi khuẩn tấn công, điển hình như: sốt cao trên 38, 9 độ C, đau bụng, lưng, hông, bẹn, đau rát khi đi tiểu, nước tiểu đục/ có mủ/ có máu…

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Chí Cương cho biết, bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau: Áp xe thận và vùng xung quanh thận. Áp xe là hiện tượng xuất hiện ổ mủ quanh thận, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn huyết.

Người bệnh có thể gặp tình trạng nhiễm khuẩn huyết, là tình trạng vi khuẩn lan vào trong máu khiến nhiễm trùng toàn thân nặng, có thể gây ra tình trạng sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hoại tử nhú thận cũng là nguy cơ biến chứng của viêm cầu thận. Nhú thận là nơi nước tiểu chảy vào niệu quản, khi hoại tử, nhú thận bong ra và theo nước tiểu gây nên tình trạng tắc nghẽn ở niệu quản hoặc niệu đạo. Từ đó, người bệnh có nguy cơ suy thận cấp do ứ mủ bể thận.

Suy thận cấp là biến chứng nguy hiểm của viêm thận bể thận cấp, gây ra tình trạng tăng huyết áp cấp, phù phổi cấp và đe dọa nguy hiểm đến tính mạng.

Tình trạng viêm thận bể thận cấp bị kháng kháng sinh và tái viêm thường xuyên có thể dẫn đến viêm thận bể thận mạn, suy thận mạn. Lúc này việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn cho người bệnh.

Bên cạnh dựa vào các biểu hiện lâm sàng của bệnh, để chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ sẽ dựa vào các phương pháp cận lâm sàng sau để chẩn đoán bệnh gồm xét nghiệm công thức máu, cấy máu, cấy nước tiểu cấp, siêu âm và chụp CT hệ thận-tiết niệu.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Y tế 24h - 31/10/2024

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới