F0 có nên uống kháng sinh?

Tôi là F0, triệu chứng ho, rát họng, người hơi gai rét ớn lạnh, có nên dùng kháng sinh để giảm triệu chứng, dự phòng nhiễm khuẩn không? (Ngân, Hà Nội)

Trả lời:

Các loại kháng sinh dùng đường uống hiện nay chủ yếu 3 nhóm, trên vỉ thuốc hoặc hộp thuốc, có dòng chữ nhỏ kèm theo số mg hàm lượng. Thứ nhất là nhóm marcolid: erythromycine, azithromycine, clarithromycine... Thứ hai là nhóm beta-lactam: amoxicillin/clavulanic, amoxicillin/sulbactam, cephalexine, ceforuxime, cefixime, cefpodoxime... Thứ ba là nhóm quinolon: ciprofloxacine, levofloxacine...

Trước hết phải khẳng định kháng sinh không có tác dụng gì với virus. Tuy nhiên, khi cơ thể bị nhiễm Covid-19, sức đề kháng giảm, nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm sẽ cao hơn.

Thực tế, một số người cần sử dụng kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn. Bệnh nhân nhiều bệnh nền, sức đề kháng kém thì có nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn. Những người lúc bình thường hay viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm xoang... cũng nên cân nhắc sử dụng kháng sinh sớm để dự phòng. Song, khi sử dụng kháng sinh, nhất thiết phải có sự tư vấn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng.

Nhiều người không có các nguy cơ trên nhưng lo lắng nên uống cùng lúc đến hai loại kháng sinh mạnh, trong khi không hề có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Lạm dụng kháng sinh sẽ khiến gan, thận bị quá tải, trong khi cơ thể đang kiệt quệ do virus tấn công. Ngoài ra, dùng không đúng sẽ khiến vi khuẩn bị nhờn thuốc, lần sau bị nhiễm khuẩn thì các kháng sinh đó không còn tác dụng.

Các nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ người mắc Covid-19 đồng nhiễm vi khuẩn đi kèm vô cùng thấp. Tốt nhất người dân không cần mua dự trữ kháng sinh, không dùng kháng sinh tràn lan, gây tác dụng phụ.

nCoV xâm nhập cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ chiến đấu với virus và biểu hiện ra ngoài bằng các triệu chứng như sốt, ho, đau họng, mất vị giác, khứu giác... F0 nhẹ điều trị tại nhà cần xử trí các triệu chứng, ví dụ: sốt dùng hạ sốt; ho có thể dùng hỗn hợp chanh cùng mật ong pha với nước ấm, các loại bổ phế thảo dược hoặc lá thường xuân trị ho. Cảm giác ớn lạnh cũng do độc tố của virus, có thể uống trà gừng nóng, ăn đồ ấm nóng, đủ dinh dưỡng, dùng các loại thuốc hoạt huyết để hạn chế...

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng

Trung tâm oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Thuốc biệt dược - 07/03/2024

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Thuốc biệt dược - 01/02/2024

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Thuốc biệt dược - 15/12/2023

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Thuốc biệt dược - 22/11/2023

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Thuốc biệt dược - 14/11/2023

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới