Suy gan, suy thận vì uống trà giảm cân

09:07 14/08/2019 - Tập luyện
NDĐT – Sau hai tuần uống trà giảm cân, bệnh nhân P.T.H (19 tuổi, quê Hà Nam) bị suy kiệt nặng và phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng men gan tăng cao hơn 30 lần bình thường, đường huyết giảm.
BS, TS Nguyễn Trọng Hưng, Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng và tiết chế lâm sàng, Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
BS.TS Nguyễn Trọng Hưng, Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng và tiết chế lâm sàng, Bệnh viện Nội tiết Trung ương.

BS, TS Nguyễn Trọng Hưng, Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng và tiết chế lâm sàng, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân P.T.H. (19 tuổi, trú tại tỉnh Hà Nam) nguy kịch do uống trà giảm cân không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Sau khi khai thác tiền sử được biết, bệnh nhân H được chẩn đoán mắc đái tháo đường typ 1 cách đây bốn năm và hiện đang được điều trị theo đơn thuốc của Bệnh viện Nội tiết Trung ương.

Tuy nhiên, vì tự ti khi bạn bề trêu tăng cân, H mua sản phẩm trà giảm cân trên mạng với lời quảng cáo trà có thành phần từ hoa quả thiên nhiên và dùng được cho người bị đái tháo đường.

Bệnh nhân H cho biết, sau khi uống trà, em không còn cảm giác thèm ăn uống, đầu cứ ong ong. Sau khi uống được khoảng hai tuần, tuy cân nặng có giảm được 5kg nhưng bệnh nhân H bắt đầu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khát nước, sụt cân, đầy bụng, người lả đi và được người nhà đưa tới Bệnh viện Nội tiết Trung ương nhập viện gấp.

Tại bệnh viện, qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ cho biết bệnh nhân có lượng đường huyết trong máu tăng, men gan ở mức 1103U/L trong khi chỉ số bình thường là < hoặc bằng 31U/L. (tăng gấp hơn 30 lần so với mức bình thường) gây tổn thương, hủy hoại tế bào gan, có dấu hiệu của suy gan, suy thận.

Để điều trị, bệnh nhân được chỉ định bù dịch, dùng thuốc bảo vệ tế bào gan và khống chế lượng đường huyết. Do được phát hiện và xử lý kịp thời nên bệnh nhân không bị tổn thương về não.

“Hiện tại, sau khi được điều trị khoảng ba ngày, chỉ số men gan của bệnh nhân đã giảm so với lúc mới nhập viện. Xét nghiệm cho thấy chỉ số men gan chỉ còn 299U/L cao hơn bình thường 4 – 5 lần, thể trạng cũng đã dần tốt hơn”, BS Hưng nói.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên nhập viện vì uống trà giảm cân, làm tăng men gan, nhưng trườn hợp bệnh nhân H là người có men gan cao nhất trong tất cả các bệnh nhân.

Hiện nay, có rất nhiều người, đặc biệt là các chị em lựa chọn chế độ giảm cân như nhịn ăn hoặc uống các sản phẩm giảm cân "thần tốc" không rõ nguồn gốc được quảng cáo và bày bán tràn lan trên mạng xã hội mà không hề có sự tư vấn từ các chuyên gia, bác sỹ đã gây ra không ít những hệ lụy đau lòng. Bởi các sản phẩm giảm cân trên có nguy cơ hủy hoại sức khỏe gây ra mất nước, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến tính mạng.

BS Hưng đưa ra lời khuyến cáo đối với người dân, nhất là đối với các chị em phụ nữ, không nên vì muốn giảm cân nhanh mà dùng các loại thuốc, trà không rõ nguồn gốc, thành phần, xuất xứ. Nếu thực sự cần thiết phải giảm cân, người dân nên tới gặp và nghe theo chỉ định, tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để bảo đảm sức khỏe. Tránh tin lời quảng cáo, giới thiệu giảm cân nhanh chóng, thần tốc để rồi rước họa vào thân.

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Người đàn ông tử vong trong lúc tập gym ở Hải Dương

Người đàn ông tử vong trong lúc tập gym ở Hải Dương

Tập luyện - 15/12/2023

Người đàn ông tử vong trong lúc tập gym ở Hải Dương

Những bệnh lý nguy hiểm người chơi thể thao cần biết

Những bệnh lý nguy hiểm người chơi thể thao cần biết

Tập luyện - 03/11/2023

Những bệnh lý nguy hiểm người chơi thể thao cần biết

Coi chừng thành tật vì bẻ khớp cổ trị đau vai gáy

Coi chừng thành tật vì bẻ khớp cổ trị đau vai gáy

Tập luyện - 24/10/2023

Coi chừng thành tật vì bẻ khớp cổ trị đau vai gáy

Thừa cân, béo phì có xu hướng trẻ hóa

Thừa cân, béo phì có xu hướng trẻ hóa

Tập luyện - 14/10/2022

Thừa cân, béo phì có xu hướng trẻ hóa

Tại sao người già bị còng lưng?

Tại sao người già bị còng lưng?

Tập luyện - 23/06/2022

Tại sao người già bị còng lưng?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới