F0 có nên ăn tổ yến, đông trùng hạ thảo?

Tôi là F0 được 3 ngày, cơ thể rất mệt mỏi. Xin hỏi bác sĩ, tôi có nên bồi bổ bằng cách ăn tổ yến và đông trùng hạ thảo không? (Yến Nhi, Hải Dương)
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Trả lời:

Chào bạn!

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, chim yến, tổ yến hay đông trùng hạ thảo đều là những loại thuốc bổ, có tác dụng bồi bổ chính khí, nâng cao thể trạng. Trong giai đoạn mắc Covid-19 hay khi ốm đau, nhân lúc sức khỏe bị suy yếu, tà khí và thời khí sẽ xâm nhập vào trong cơ thể của con người mà gây bệnh. Lúc này, cơ thể cần phải loại trừ tà khí, giải độc nên chưa cần bồi bổ bởi việc bồi bổ làm cho tà khí và thời khí bị giữ lại trong cơ thể lâu hơn. Người bệnh chỉ cần cung cấp lượng vừa đủ để giúp cơ thể chống lại tà khí.

Do đó, người bệnh không nên tẩm bổ tại thời điểm đang điều trị Covid-19, chỉ cần ăn uống bình thường, có thể sử dụng thêm các vị thuốc tán phong hàn như: gừng, sả, tỏi, tía tô, hành, ngải cứu... Nếu cơ thể mệt mỏi, chán ăn, F0 nên chia nhỏ bữa ăn với hàm lượng vừa đủ, lựa chọn các món ăn mình yêu thích; hạn chế các món chiên xào, nhiều dầu mỡ, những món nhiều đạm như: thịt đỏ, tôm, cua, nội tạng... để tránh đầy bụng, khó tiêu.

Sau khi khỏi Covid-19, việc ăn tổ yến hay đông trùng hạ thảo sẽ phát huy tác dụng tốt hơn, giúp cơ thể phục hồi nhanh. Theo y học cổ truyền, tổ yến có vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế, vị và thận, có tác dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ trung ích khí, bổ thận sinh tân, kiện tỳ dưỡng huyết. Trẻ em 1 đến 3 tuổi chỉ nên dùng 1 - 2 gram tổ yến tinh mỗi lần, một tuần dùng 2 - 3 lần, không nên dùng quá nhiều khiến hệ tiêu hóa của trẻ không tiêu hóa được. Trẻ từ 3 đến 12 tuổi, có thể dùng 3 - 4 gram tổ yến tinh chế mỗi lần, 3 lần một tuần. Người lớn nên ăn hàng ngày với liều 3 - 4 gram yến tinh mỗi ngày nếu có điều kiện bởi tổ yến tốt cho da và sự hồi phục sau Covid-19.

Đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ôn vào hai kinh phế và thận, có tác dụng bồi bổ cơ thể cho người ốm, ích phế, bổ thận, bổ tinh tủy, cầm máu, hóa đờm, dùng chữa hư hao sinh ho, ho ra máu, liệt dương, lưng đau mỏi gối, di tinh, đau tim. Việc sử dụng đông trùng hạ thảo sẽ tùy thuộc vào tuổi, thể trạng... của từng người.

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Quang Hải
Nguyên phó giám đốc Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến
Bệnh viện Châm cứu Trung ương

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

Bài thuốc dân gian - 19/12/2023

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

Bài thuốc dân gian - 18/10/2023

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Bài thuốc dân gian - 31/12/2022

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Bài thuốc dân gian - 29/07/2022

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Bài thuốc dân gian - 10/07/2022

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới