Một số bài thuốc từ Diệp hạ châu

Diệp hạ châu không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam. Đây được coi là một loại dược liệu mang tới hiệu quả chữa bệnh cao như trị sỏi thận, mát gan tiêu độc, đẩy lùi virus. Qua bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu về loại cây này cũng như cách sử dụng sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
Cây diệp hạ châu
Cây diệp hạ châu

 

Diệp hạ châu là cây gì?

Diệp hạ châu hay còn có tên gọi khác là cây chó đẻ răng cưa, cây rau trời. Tên khoa học của thảo dược này là  Phyllanthus urinaria. Đây là loại cây thân thảo, tuổi thọ khoảng một năm (một số loại sóng lâu năm), mọc thẳng hoặc nằm bò, chiều cao lên tới 80cm; Cây thường mọc tạo thành nhiều nhánh ở gần gốc; các nhánh cây nằm dày và thẳng, bao bọc bởi lớp lông cứng dọc theo một bên.

Lá cây mọc so le nhau, có hình dáng bầu dục, xếp sát nhau tạo thành hai dãy. Mặt trên của lá thường là màu xanh lục nhạt, mặt dưới mang màu sắc hơi xám, cuống thường ngắn. Hoa diệp hạ châu mọc ở kẽ lá, cuống ngắn. Quả nang, dáng hình cầu dẹt và mọc dáng rũ xuống ở dưới lá. Quả bên ngoài khía mờ cùng gai, bên trong có chứa hạt hình 3 cạnh. Diệp hạ châu thường nở hoa vào tháng 4–6, ra quả vào khoảng tháng 7–9.

Cây diệp hạ châu có mấy loại

Diệp hạ châu có tên gọi khác là Chó đẻ răng cưa
Diệp hạ châu có tên gọi khác là Chó đẻ răng cưa

 

Ở Việt Nam, cùng họ với loại cây này có đến hơn 40 loài nhưng phổ biến nhất  là Phyllanthus urinaria L. (diệp hạ châu hay có tên gọi khác là chó đẻ răng cưa hoặc quả có gai) và P. niruri L. (thường gọi với tên cây chó đẻ, quả nhẵn). Phân biệt các loại này cần chú ý:

Cây chó đẻ có thân xanh đậm: loại này có lá màu xanh đậm, bản to, thưa cùng tách rời nhau. Người ta không dùng loại này để làm thuốc.

Cây chó đẻ răng cưa thân xanh: hay còn gọi là diệp hạ châu. Loại này sẽ có lá mang màu xanh nhạt hơn loại trên, lá cây cũng mỏng, ngắn hơn. Cành lá mọc thưa thớt, có ít nhánh, mang vị đắng nên còn được dân gian đặt tên khác là diệp hạ châu đắng. Đây được xem là loại cây diệp hạ châu có dược tính mạnh nhất.

Cây chó đẻ có thân đỏ: đây là loại cây chó đẻ có màu thân hơi đỏ, đậm hơn thân lá dưới một chút. Đặc điểm hoàn toàn khác: lá dài và dày hơn hai loại kia, tuy nhiên dược tính kém hơn loại thân xanh nên người dân cũng không khai thác nhiều.

Lưu ý: Một số loại cây chó đẻ sẽ chuyển sang màu xanh vào mùa mưa do sự phát triển nhanh dẫn đến không đủ các sắc tố để tạo nên những đặc điểm riêng cần có. Điều này khiến nhiều người dễ bị nhầm lẫn với các loại cây chó đẻ khác.

Thường dùng toàn cây, bỏ rễ. Sau khi sơ chế rửa sạch, cây chó đẻ răng cưa có thể dùng tươi trực tiếp hoặc phơi sấy khô. Cách phơi khô cần lưu ý: Nhổ toàn cây, rửa sạch phơi nắng gần khô, đem phơi trong râm.

Diệp hạ châu có tác dụng gì, chữa bệnh gì?

Theo nghiên cứu của y học cổ truyền, cây diệp hạ châu mang tính vị hơi đắng, tính mát, có công dụng tiêu độc, sát trùng, giảm viêm, tán ứ, lưu thông huyết mạch, lợi tiểu. Uống trà từ thảo dược trên giúp gan thải độc tốt, tăng cường chức năng gan, kích thích hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó cây chó đẻ răng cưa còn đem đến các công dụng chữa bệnh vượt trội:

Công dụng chống oxy hóa

Chiết xuất trong lá cây chứa các hoạt chất có tính năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Các chất chống oxy hóa này có nhiệm vụ vô hiệu hóa, đẩy lùi các gốc tự do trong cơ thể có thể gây tổn thương tế bào dẫn đến bệnh.

Tác dụng kháng khuẩn:

Nhiều nghiên cứu y học chỉ ra rằng chiết xuất diệp hạ châu có khả năng kháng khuẩn, đồng thời chống lại H. pylori. Vi khuẩn H. pylori thường sinh sôi trong đường tiêu hóa và vô hại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp số lượng vi khuẩn quá lớn dễ gây ra viêm loét dạ dày, đau bụng và buồn nôn.

Đặc biệt các nhà nghiên cứu cũng cho thấy rằng thảo dược không hề gây ra tổn hại đến bất kỳ lợi khuẩn nào có trong cơ thể con người.

Diệp hạ châu trị mụn nhờ đặc tính chống viêm ngoài da:

Vấn đề viêm nhiễm là nguy cơ gây ra nhiều bệnh trên cơ thể, bao gồm các dạng viêm da tự miễn như bệnh vảy nến hay đau mãn tính. Như đã đề cập, diệp hạ châu có thể giúp giảm viêm. Từ đó, hỗ trợ đẩy lùi mụn nhọt.

Ngăn ngừa lở loét,chữa các bệnh dạ dày

Các chuyên gia chỉ ra rằng diệp hạ châu có khả năng bảo vệ dạ dày bằng cách giảm liều lượng axit tiết ra bên trong. Ngoài ra, với tác dụng chống viêm mạnh mẽ đã nhắc đến ở trên, tình trạng viêm loét dạ dày sẽ được cải thiện đáng kể nhờ thảo dược này.

Sử dụng với người mắc bệnh tiểu đường:

Một đặc tính khác của diệp hạ châu là hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Phần thân trên của cây này có thể giúp cho cơ thể hạn chế tối đa lượng đường hấp thụ qua ăn uống và cải thiện việc lưu trữ glucose. Điều này rất có ích cho việc duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Ngăn ngừa, tiêu tán sỏi thận

Diệp hạ châu còn được biết đến như một vị thuốc chữa sỏi thận rất hiệu quả. Loại thảo dược này tác động đến niệu quản giúp thả lỏng để các viên sỏi có thể dễ dàng đi qua. Sau đó, cơ thể sẽ tự động nghiền sỏi để đào thải qua đường tiết niệu. Đồng thời cũng có thể ngăn việc sỏi hình thành ngay từ ban đầu bằng cách ngăn không cho các tinh thể hình thành cũng như kết dính lại với nhau.

Chữa bệnh gan

Người mắc các chứng gan nhiễm mỡ do rượu bia, xơ vữa động mạch nên sử dụng diệp hạ châu. Nhờ hiệu quả làm giảm sự kháng insulin, đồng thời giảm lượng axit béo trong gan mà dược liệu này đẩy lùi được các bệnh về gan.

Ngoài ra theo một nghiên cứu năm 2006 cho thấy các hoạt chất chống oxy hóa trong cây chó đẻ răng cưa này có thể giúp bảo vệ gan khỏi độc tính của acetaminophen, hỗ trợ điều trị viêm gan B cấp tính nhờ đặc tính kháng khuẩn chống virus.

Ngăn chặn các bệnh ung thư:

Loại cây này có thể hỗ trợ cơ thể ngăn ngừa một số loại ung thư phổi hay ung thư vú di căn. Hoạt chất polyphenol trong thảo dược trên có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập, di chuyển vào cơ thể và bám dính của các tế bào ung thư.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cây chó đẻ răng cưa khiến quá trình phát triển các tế bào ung thư chậm lại, hỗ trợ cơ thể tiêu diệt chúng.

Các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ diệp hạ châu

Diệp hạ châu có thể được sử dụng để pha trà uống trực tiếp hoặc kết hợp với một số thảo dược khác tạo nên nhiều bài thuốc đặc trị bệnh. Với việc pha trà có thể sử dụng theo 2 cách:

Cách 1:

Dùng một nhúm diệp hạ châu ( 10g) khô cho 150 ml nước

Tráng trà bằng nước sôi. Đổ nước và đảm bảo nước chỉ tưới qua 1 lượt trà, sau đó lắc đều ấm rồi đổ nước đi.

Bắt đầu pha trà bằng nước. Pha trà theo tỉ lệ pha, đợi trong 5-7 phút đẻ nước ngấm vào trà. Thưởng thức luôn khi trà còn ấm mùi vị sẽ thơm ngon hơn.

Cách 2:

Mỗi ngày lấy khoảng 50-80g dược liệu đã được phơi khô đem nấu với 1.5 lít nước uống.

Bài thuốc từ diệp hạ châu chữa xơ gan cổ trướng

Sử dụng 100gr diệp hạ châu sắc với 4 lần nước. Lần đầu tiên sắc với 3 bát nước cho đến khi cạn còn 1 bát. Những lần sau sắc với 2 bát và chỉ lấy nửa bát thuốc. Sau cùng, trộn chung thuốc sắc cùng nhau rồi thêm 100gr đường, đun cho sôi. Chia phần thuốc ra làm 6 phần, sử dụng uống trong ngày. Liệu trình sử dụng kéo dài từ 30 – 40 ngày.

Chữa bệnh viêm gan do vi rút

Sử dụng 10 gram diệp hạ châu cùng 5 gram nghệ vàng, sắc lấy nước thành 3 lần. Lần đầu sắc với 3 bát nước và lấy chỉ 1 bát. 2 lần tiếp theo sắc với 2 bát và lấy nửa bát. Trộn phần thuốc lại rồi thêm 50 gram đường, đun cho sôi sau đó chia làm 4 phần, uống thành nhiều lần trong ngày.

Chữa mụn nhọt, viêm da

Sử dụng một nắm lá cây diệp hạ châu cùng một ít muối đem giã thật nhỏ. Thêm nước vào để đun sôi uống. Phần bã đắp lên chỗ có mụn nhọt, viêm ngứa.

Cải thiện chứng ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu sẫm màu

Chuẩn bị: Diệp hạ châu 1gr, nhọ nồi 2gr, xuyên tâm liên 1gr.

Tất cả nguyên liệu dùng để phơi khô trong râm rồi tán bột. Dùng  bột thuốc này sắc nước và ngay, ngày uống 3 lần.

Lưu ý khi dùng diệp hạ châu: có gây ra tác dụng phụ không?

Để đảm bảo chất lượng, bạn đọc nên tìm mua dược liệu từ những thương hiệu đáng tin cậy hoặc bạn đã nghiên cứu kỹ, đã qua kiểm định chặt chẽ. Diệp hạ châu thường được sử dụng ở dạng viên nang, dạng khô hoặc chiết xuất.

Diệp hạ châu có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn như gây khó chịu cho dạ dày hoặc tiêu chảy. Hết sức thận trong khi sử dụng cho trẻ em. Phụ nữ mang thai cũng như đang cho con bú không nên sử dụng dược liệu này.

Cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi dùng cây chó đẻ răng cưa nếu đang trong tình trạng:

Đái tháo đường

Rối loạn đông máu

Sử dụng thuốc làm loãng máu

Chuẩn bị thực hiện phẫu thuật trong vòng hai tuần

Sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau

DS Kim Thanh - Tổng hợp

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

Bài thuốc dân gian - 19/12/2023

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

Bài thuốc dân gian - 18/10/2023

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Bài thuốc dân gian - 31/12/2022

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Bài thuốc dân gian - 29/07/2022

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Bài thuốc dân gian - 10/07/2022

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới