Y học cổ truyền tham chiến Covid-19
Khi bác sĩ y học cổ truyền, chuyên gia về hen suyễn và viêm phế quản mạn tính tại Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật ở Bắc Kinh, Zhang Hongchun đến Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, ngày 12/1, đường phố ở đây vắng tanh do lệnh hạn chế đi lại.
Chờ đợi vị bác sĩ ở Bệnh viện Tim Phổi Hà Bắc là hàng chục bệnh nhân Covid-19. Ông nhanh chóng nhìn nhận tình hình và đưa ra chiến lược. "Một phần ba bệnh nhân là người cao tuổi và trẻ em. Người già nhất 91 tuổi và trẻ nhất 7 tuổi", bác sĩ Zhang cho biết.
Tỉnh Hà Bắc ghi nhận ca nhiễm đầu tiên vào ngày 2/1, tại huyện Cảo Thành, ngoại ô phía đông Thạch Gia Trang. Cảo Thành là huyện chịu ảnh hưởng nặng nhất. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều người già và trẻ em bị bỏ lại do những người thân đổ ra các đô thị để làm ăn.
Khi bác sĩ Zhang đến, số ca mắc Covid-19 ở Thạch Gia Trang đã tăng lên hai con số trong gần 10 ngày, với hầu hết bệnh nhân là người cao tuổi ở Cảo Thành. Các triệu chứng nghiêm trọng hiếm gặp ở trẻ em, song bệnh nhân lớn tuổi có khả năng bị sốt dai dẳng, nguy cơ tử vong. Đây là lúc bác sĩ Zhang và một số tên tuổi lớn khác trong lĩnh vực y học cổ truyền tham gia điều trị bằng thuốc bắc. "Việc sử dụng thuốc bắc giúp giải độc và làm sạch phổi đã giúp nhiều bệnh nhân cao tuổi hạ sốt và phục hồi", Zhang nói.
Dựa trên kinh điển y học từ thời Đông Hán (25-220), phương thuốc đã được sử dụng từ đầu năm ngoái để điều trị thành công những ca bệnh mới. Trong số 214 bệnh nhân được điều trị vào đầu tháng 2/2020, hơn 60% đã cải thiện triệu chứng hoặc có kết quả chụp X-quang tốt hơn, theo số liệu từ Cục Quản lý Y học Cổ truyền Trung Quốc. 30% bệnh nhân duy trì tình trạng ổn định. Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cũng cho biết, y học cổ truyền được áp dụng điều trị cho hơn nửa số bệnh nhân Covid-19 tại tỉnh Hồ Bắc, vào mùa xuân năm ngoái.
Áp dụng thảo dược để điều trị Covid-19 nằm trong kế hoạch lớn của giới chức nhằm thúc đẩy phương pháp chữa bệnh kết hợp truyền thống và hiện đại. Chiến lược này được sử dụng để chống lại dịch SARS năm 2003 và cúm gia cầm năm 2009.
Li Yu, quan chức cấp cao của chính quyền, phát biểu trong một cuộc họp báo vào tháng 3/2020 rằng hiệu quả của hướng đi này đã đạt mức chưa từng có trong bối cảnh Covid-19. Tỷ lệ các bác sĩ y học cổ truyền tham gia chống dịch đều trên 90% ở hầu hết các tỉnh.
Bác sĩ Zhang cho biết, năm 2020 là một bước ngoặt đối với vai trò của y học cổ truyền trong việc kiểm soát dịch bệnh. Do sự ghi nhận còn hạn chế, các bác sĩ cổ truyền từng đứng ngoài cuộc chiến chống dịch. Thế nhưng, trong đại dịch Covid-19, họ đã được huy động đến các bệnh viện.
Trong khi thế giới đang đối mặt với các biến thể nCoV có khả lây nhiễm nhanh hơn, lợi ích của y học cổ truyền được bộc lộ. Thay vì tập trung tiêu diệt virus hoặc liệu pháp oxy như y học hiện đại, y dược truyền thống giúp giảm bớt các triệu chứng mà virus gây ra. Theo bác sĩ Zhang, biến thể nCoV không thay đổi bản chất của căn bệnh. "Y học cổ truyền đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của Trung Quốc. Y học hiện đại chỉ mới du nhập vào đất nước từ khoảng 3 thế kỷ trước", ông nói.
Mai Dung (Theo China Daily)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn
Bài thuốc dân gian - 19/12/2023
Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn
6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc
Bài thuốc dân gian - 18/10/2023
6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc
Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý
Bài thuốc dân gian - 31/12/2022
Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý
Địa long, công dụng có như lời đồn?
Bài thuốc dân gian - 29/07/2022
Địa long, công dụng có như lời đồn?
Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường
Bài thuốc dân gian - 10/07/2022
Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường