Cách giảm đau cơ sau tập luyện
Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy, phòng Khoa học Y học thể thao, Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, Giám đốc Trung tâm Y học thể thao Starsmec, cho biết những người lần đầu tiên chơi thể thao hoặc tập thể dục ở cường độ lớn hơn mức bình thường sẽ xuất hiện tình trạng đau cơ, có người bị đau xương.
Nguyên nhân do cơ thể sản sinh ra acid lactic trong quá trình tập và trao đổi chất, acid này lắng đọng tại các thớ cơ và tổ chức. Ngoài ra, việc tập luyện hoặc chơi thể thao ở mức quá tải cũng gây đau cơ.
Theo bác sĩ Thủy, đây là hiện tượng bình thường của cơ thể. Để giảm đau và hồi phục các nhóm cơ, người tập có thể mát xa toàn thân, tập giãn cơ nhẹ nhàng và nghỉ ngơi đầy đủ sau khi tập. Có thể chườm ấm để tăng cường lưu thông máu tới các cơ. Nếu quá đau nhức, có thể ngâm lạnh hồi phục, nhiệt độ trung bình từ 9-12 độ C.
Người tập không nên nghỉ ngơi hoàn toàn sau khi bị đau cơ vì cơ thể sẽ trở về trạng thái cũ, tiếp tục bị đau khi tập luyện trở lại. Người tập nên lựa chọn các bài tập ưa khí, ví dụ đạp xe hoặc chạy bộ nhẹ nhàng, để chuyển hóa acid lactic thành năng lượng và nước, giúp cơ thể hồi phục tốt hơn.
Đối với người tập phát triển các nhóm cơ mới, cần tiếp tục tập luyện với cường độ nhẹ hơn để tạo thói quen và sức bền. Người tập luyện quá tải cần lắng nghe cơ thể để giảm cường độ và khối lượng tập luyện cho phù hợp.
Ngoài ra, để giảm tình trạng đau nhức và chấn thương trong khi tập luyện hoặc chơi thể thao, người tập cần học và rèn luyện kỹ thuật tốt. Chú ý khởi động thật kỹ lưỡng và phù hợp với buổi tập chính, việc này giúp giảm 30% chấn thương trong chơi thể thao. Trong quá trình tập, cần bổ sung năng lượng, nước, điện giải, vitamin và khoảng chất cho cơ thể.
Các bài tập và mục đích cho buổi tập cần được lên kế hoạch rõ ràng, cần có các buổi tập hồi phục sau khi tập luyện hoặc chơi thể thao ở cường độ cao, chú trọng vấn đề hồi phục cơ thể sau chấn thương. Mặc trang phục phù hợp với từng môn thể thao, hình thức tập luyện, môi trường tập luyện, đảm bảo thấm mồ hôi, thoáng mát.
Chi Lê
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Blog chuyên gia - 14/11/2023
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Blog chuyên gia - 27/09/2021
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Blog chuyên gia - 25/09/2021
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Blog chuyên gia - 23/09/2021
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?
Blog chuyên gia - 22/09/2021
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?