Sản phụ bị phù thai, tan máu bẩm sinh

QUẢNG NINH - Sản phụ 33 tuổi, nhập viện khi thai 40 tuần do cạn ối, suy thai, vết mổ đẻ cũ trên nền bệnh tan máu bẩm sinh.

Tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, sản phụ người mệt mỏi, da xanh nhợt, hai chân bị phù, cạn ối, thai suy dinh dưỡng, thiếu máu nặng, nhịp tim thai là 128 lần/phút, nguy cơ tử vong cao. Trước đó, sản phụ đã nhập viện 5 lần để truyền máu, lần nhiều nhất truyền 5 đơn vị máu.

Các bác sĩ Huyết học - Truyền máu, Hồi sức tích cực, khoa Nhi, khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức tiến hành hội chẩn, quyết định phẫu thuật cấp cứu. Bé trai chào đời nặng 2,6 kg, sản phụ được an toàn sau ca phẫu thuật. Hai mẹ con vừa xuất viện, sức khỏe ổn định.

Bác sĩ Vũ Thị Dung, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí, thông thường trường hợp tương tự khả năng cứu sống mẹ là rất thấp bởi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như biến chứng suy tim, nhiễm trùng, băng huyết, vỡ lách, tắc mạch, đặc biệt có bệnh lý tan máu bẩm sinh kèm theo.

Thalassemia, còn gọi tan máu bẩm sinh, là một trong những bệnh lý huyết học di truyền phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam. Bệnh do bất thường nhiễm sắc thể có liên quan đến hemoglobin - thành phần chính trong hồng cầu, đảm nhiệm việc vận chuyển oxy trong cơ thể gây ra. Đây là một trong những bệnh lý huyết học di truyền phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam.

Khi mắc Thalassemia, người bệnh sẽ gặp tình trạng các tế bào hồng cầu bị phá hủy quá mức dẫn đến thiếu máu. Bệnh có nhiều mức độ biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Trẻ mắc bệnh Thalassemia thể nặng thường có các triệu chứng như suy dinh dưỡng, xanh xao, gan lách to, nhiễm trùng tái đi tái lại..., dẫn đến chậm phát triển thể chất, tâm thần. Nhiều trường hợp phải sống chung với bệnh, truyền máu và điều trị thải sắt suốt đời.

Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2018, ước tính có khoảng 12 triệu người mang gene bệnh Thalassemia, chiếm khoảng 12% dân số Việt Nam. Mỗi năm có trên 8.000 trẻ sơ sinh sinh ra bị bệnh trong đó có hơn 2.000 trẻ mắc bệnh mức độ nặng cần điều trị cả đời, hơn 20.000 bệnh nhân đang cần điều trị.

Bác sĩ khuyến cáo tất cả mọi người nên khám và xét nghiệm sàng lọc bệnh Thalassemia trước khi kết hôn. Nếu có người thân mắc bệnh, nên đi khám sàng lọc Thalassemia để được chẩn đoán sớm, truyền máu và thải sắt định kỳ có thể phát triển bình thường, lao động kiếm sống và không sống phụ thuộc vào người thân.

Riêng sản phụ mắc bệnh Thalassemia cần thường xuyên kiểm tra, thăm khám sức khỏe định kỳ để làm các xét nghiệm tổng quát sớm phát hiện những bất thường về sức khỏe cũng như thai nhi.

Thùy An

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Hướng dẫn nuôi dạy con - 10/04/2024

Trường quốc tế AISVN vẫn thiếu 96 tỷ đồng để dạy trực tiếp hết năm học

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Hướng dẫn nuôi dạy con - 14/03/2024

Cứu sống cháu bé 14 tuổi bị thủng tim, phổi

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

Hướng dẫn nuôi dạy con - 06/03/2024

Giữ thai thành công cho sản phụ làm IVF 21 tuần dọa sảy, ối thõng âm đạo

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Hướng dẫn nuôi dạy con - 05/03/2024

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Hướng dẫn nuôi dạy con - 29/02/2024

Mổ gấp để cứu sống trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh phức tạp

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới