Đái tháo đường - kẻ giết người thầm lặng

Đái tháo đường không điều trị có thể gây mù lòa, tổn thương thần kinh dẫn đến nhiễm trùng phải cắt cụt chi, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

"Đái tháo đường là bệnh phổ biến thường gặp ở người cao tuổi, có xu hướng tăng ở người trung niên và trẻ tuổi. Tuy nhiên nếu nắm vững kiến thức về bệnh, có thể dự phòng bệnh được 50%", bác sĩ Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết ngày 14/11.

Ước tính của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới năm 2017, Việt Nam có xấp xỉ 3,53 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, tương đương với 6% dân số trưởng thành.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Tâm, khoa Nội tiết - Cơ xương khớp, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết cứ 11 người trưởng thành sẽ có một người nguy cơ mắc bệnh, 65% người không biết mình mắc bệnh. Đây là bệnh phổ biến song vẫn có nhiều hiểu lầm như sau một thời gian dùng thuốc, chỉ số đường máu về bình thường thì nghĩ là khỏi bệnh và bỏ thuốc. Thực tế đái tháo đường không thể chữa khỏi, phải chấp nhận sống chung với căn bệnh này cả đời.

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến đái tháo đường như tuổi tác, lười vận động, chế độ ăn không lành mạnh và hút thuốc; thường xuyên ăn nhiều thịt đỏ và thịt đã qua chế biến hoặc uống đồ uống có đường. Tiền sử bệnh trong gia đình và di truyền cũng đóng vai trò quan trọng.

Nhân viên y tế đo huyết áp cho người cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Ảnh: Thùy An
Nhân viên y tế đo huyết áp cho người cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Ảnh: Thùy An

Ngoài điều trị bằng thuốc, tuân thủ điều trị, bệnh nhân cần điều chỉnh lối sống tích cực hoạt động thể lực; duy trì cân nặng hợp lý, ăn uống lành mạnh. Không hút thuốc lá và hạn chế sử dụng rượu, bia...

"Đái tháo đường là kẻ giết người thầm lặng nhưng người bệnh vẫn có thể sống lâu dài, an toàn và có chất lượng nếu biết kiểm soát, lắng nghe cơ thể, điều chỉnh lối sống và phối hợp với nhân viên y tế ngay từ ngày đầu mắc bệnh", bác sĩ Trung Anh nhấn mạnh.

Hưởng ứng ngày Đái tháo đường 14/11, Bệnh viện Lão khoa Trung ương tư vấn về bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, một tuần hai buổi khám sức khỏe bệnh nhân bao gồm đo huyết áp và xét nghiệm máu để tầm soát bệnh. Các bác sĩ sẽ tư vấn cách phòng ngừa, chế độ dinh dưỡng, tập luyện đồng thời đưa ra những lời khuyên hợp lý cho người cao tuổi nhằm tuân thủ điều trị, kiểm soát hiệu quả bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường và cơ xương khớp.

Thùy An

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Phòng bệnh - 12/04/2024

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Phòng bệnh - 08/04/2024

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Phòng bệnh - 03/04/2024

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Dấu hiệu nào nhận biết đột quỵ?

Dấu hiệu nào nhận biết đột quỵ?

Phòng bệnh - 01/04/2024

Dấu hiệu nào nhận biết đột quỵ?

Bé 45 ngày tuổi gặp nguy hiểm do rối loạn chuyển hóa acid béo

Bé 45 ngày tuổi gặp nguy hiểm do rối loạn chuyển hóa acid béo

Phòng bệnh - 01/04/2024

Bé 45 ngày tuổi gặp nguy hiểm do rối loạn chuyển hóa acid béo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới