Đau cổ vai gáy: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

12:23 20/05/2020 - Phòng bệnh
Đau cổ và vai có thể gây ra rất nhiều khó chịu cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm giảm năng suất làm việc, tăng gánh nặng về cảm xúc cũng như tài chính đối với bệnh nhân khi thực hiện liệu pháp điều trị.
Ảnh minh họa
Đau cổ vai gáy - Ảnh minh họa

Mặc dù nguyên nhân gây ra những cơn đau này có thể khác nhau, tuy nhiên những giải pháp khắc phục nhìn chung đều có điểm tương đồng. Các triệu chứng đau cổ bao gồm khó di chuyển đầu, đau đầu, co thắt cơ và đau thắt, và đau nặng hơn khi giữ đầu cùng một tư thế trong thời gian dài, chẳng hạn như khi lái xe hoặc làm việc trên máy tính. Đau vai có thể phát triển từ khớp vai hoặc bất kỳ dây chằng, cơ hoặc gân nào xung quanh.

Nguyên nhân

Cổ có thể dễ mắc phải các tình trạng gây ra đau đớn và hạn chế chuyển động. Tương tự như vậy, vai cũng dễ bị chấn thương vì nó là một khớp được chuyển động khá nhiều. Đau cổ và vai có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau (xem bảng).

 

Đau cổ

Đau vai

Căng cơ

Căng cơ do sử dụng quá sức

Mòn khớp

Viêm gân

Dây thần kinh bị chèn ép

Các khớp của vai không ổn định

Chấn thương

Trật khớp

Các loại bệnh, ví dụ như ung thư, viêm màng não, hoặc viêm thấp khớp và thoái hóa đốt sống cổ

Gãy xương cổ tay hoặc xương đòn trên

Vai “đông cứng” (Cứng khớp hoặc đau ở khớp vai) có liên quan đến một số điều kiện nhất định như bệnh về tim mạch, tiểu đường hoặc cường giáp

Dây thần kinh bị chèn ép

 

Đau cổ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đau cổ nhẹ đến trung bình thường giải quyết trong vòng 2 đến 3 tuần với các liệu pháp OTC. Bệnh nhân nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi đau cổ liên tục và dai dẳng, nghiêm trọng, kèm theo đau lan tỏa xuống cánh tay hoặc chân, hoặc bao gồm nhức đầu, tê, ngứa ran hoặc yếu. Acetaminophen có tác dụng giảm đau mức độ nhẹ đến trung bình, thời gian tác dụng ngắn. Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể được sử dụng điều trị đau cổ khi bệnh nhân không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường. Chườm đá, chườm lạnh cũng có thể được áp dụng cho cổ. Các dược sĩ nên nói với bệnh nhân rằng các NSAID không dùng aspirin, như ibuprofen, có thể làm tăng biến cố nghiêm trọng về tim mạch, do đó nên được sử dụng ở liều thấp nhất có thể trong thời gian điều trị ngắn nhất. Bệnh nhân sử dụng Acetaminophen không được vượt quá liều tối đa là 4000 mg/ngày. Cần nhắc nhở các bệnh nhân không sử dụng các sản phẩm Acetaminophen OTC nếu họ đang dùng thuốc theo toa cũng có chứa acetaminophen như là một thành phần hoạt chất. Hướng dẫn bệnh nhân đọc nhãn thực tế về thuốc trên các loại thuốc OTC, đặc biệt là các sản phẩm kết hợp, vì chúng có thể chứa Acetaminophen.

Vật lý trị liệu có thể cung cấp các bài tập tăng cường cho phần cổ để giúp giảm đau và ngăn ngừa tái phát. Kích thích thần kinh bằng dòng điện xuyên qua da (TENS) liên quan đến việc đặt các điện cực trên da gần các vùng đau nhức để tạo ra các xung điện nhỏ có thể giúp làm giảm đau. Lực kéo cũng là một biện pháp khác bao gồm sử dụng khí bào, ròng rọc, hoặc tạ để kéo dãn cổ, giúp giảm sự đau đớn. Nên tiêm riêng steroid cho các trường hợp không được khắc phục bằng phương pháp khác, chẳng hạn như sản phẩm OTC hoặc vật lý trị liệu.

Đau vai

Đau vai có thể được điều trị bằng các phương pháp tương tự như đau cổ, bao gồm acetaminophen, chườm nhiệt hoặc chườm lạnh cho khu vực trên vai, và NSAIDs. Vật lý trị liệu cũng là một phương pháp hiệu quả. Trường hợp được gọi là vai “đông cứng” thường có thể tự giải quyết được trong vòng 12 đến 18 tháng. Đối với cơn đau do vai “đông cứng” chưa được giải quyết, việc tiêm corticosteroid có thể giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động của vai. Vận động vai cũng có thể được thực hiện sau khi dùng thuốc gây tê tổng quát để giúp nới lỏng các mô bị siết chặt. Phương pháp điều trị thay thế bao gồm châm cứu hoặc TENS để giúp giảm đau vai.

Cách phòng ngừa

Phòng ngừa là chìa khóa tiên quyết cho các vấn đề đau cổ và vai. Dược sĩ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giới thiệu những sự thay đổi cần thiết trong lối sống cho người bệnh. Bệnh nhân nên sử dụng tư thế tốt khi ngồi và đứng để đảm bảo vai của họ nằm trên một đường thẳng từ hông với tai của mình. Khuyến khích người bệnh nghỉ ngơi thường xuyên để thả lỏng căng cổ và vai, đặc biệt là đối với những người có tính chất công việc phải di chuyển nhiều hoặc những người dành làm việc trước máy tính. Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị đau cổ, vì vậy việc tư vấn cai thuốc lá là điều quan trọng. Bệnh nhân cũng nên tránh để điện thoại giữa tai và vai, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ đau cổ và vai. Thay vào đó, hãy khuyến khích họ sử dụng tai nghe hoặc loa ngoài khi gọi điện. Giáo dục bệnh nhân để tránh mang túi xách quá nặng, vì điều này cũng có thể gây ra căng cơ ở cổ. Khi ngủ cần chọn một tư thế tốt, chẳng hạn như với một chiếc gối nhỏ dưới cổ, cũng là điều rất cần thiết để đảm bảo rằng đầu và cổ phù hợp với cơ thể.

Nguồn: Pharmacy Times

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Phòng bệnh - 24/10/2024

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Bí quyết để chăm sóc sức khỏe toàn diện

Bí quyết để chăm sóc sức khỏe toàn diện

Phòng bệnh - 22/10/2024

Bí quyết để chăm sóc sức khỏe toàn diện

Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối

Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối

Phòng bệnh - 11/10/2024

Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối

Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?

Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?

Phòng bệnh - 08/10/2024

Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?

Cách nào phòng bệnh gút?

Cách nào phòng bệnh gút?

Phòng bệnh - 08/10/2024

Cách nào phòng bệnh gút?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới