Hà Nội sương mù dày đặc, tăng nguy cơ bệnh truyền nhiễm

Theo chuyên gia y tế, những ngày sương mù sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus phát triển, gây bệnh.

Sáng 2/2, người dân ngỡ ngàng trước tình trạng sương mù bao phủ, gây cản trở tầm nhìn, nền nhà ẩm thấp.

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sương mù xảy ra do sự chênh lệch về độ ẩm và nhiệt độ của không khí. Vào mùa đông, nhiệt độ thấp và độ ẩm không khí cao kết hợp với tốc độ gió vào mùa đông rất yếu, thậm chí không có gió. Đây là 3 yếu tố quan trọng để hình thành sương mù.

Hà Nội sương mù dày đặc, tăng nguy cơ bệnh truyền nhiễm

Sáng mờ sương ở Hồ Hoàn Kiếm.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng sương mù có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, bởi làm tăng độ ẩm trong không khí sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus phát triển.

Độ ẩm không khí như hiện này sẽ tác động tới những người vốn có vấn đề về xương khớp, tim mạch, người mắc bệnh lý nền… Ngoài ra, sương mù còn lưu lại khói, bụi, các chất độc hại trong không khí sẽ nguy hại lớn cho sức khoẻ.

Đặc biệt, trong thời điểm cận Tết, nhu cầu đi lại tăng cao nên dễ lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp.

Để giữ gìn sức khỏe, PGS Trần Đắc Phu khuyến cáo người dân nên hạn chế ra đường lúc sáng sớm, nhất là đối tượng trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai. Trường hợp cần phải di chuyển ra khỏi nhà thì nên đợi tan bớt sương mù để các chất độc trong không khí bay lên cao.

Khi di chuyển ngoài đường, mọi người nên sử dụng khẩu trang y tế để ngăn chặn khí độc trong sương; không nên tập thể dục ngoài trời vào buổi sớm khi có sương mù. Khi ở trong nhà cần phải hút ẩm, mở điều hòa chế độ sưởi để hạn chế vi khuẩn, virus sinh sôi gây bệnh cho gia đình.

Ngoài ra, mọi người cần kịp thời đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu của bệnh hô hấp để tránh trở nặng và nguy hiểm. Người có vấn đề xương khớp, bệnh mạn tính cần chú trọng tới sức khỏe khi có dấu hiệu cần đi tới cơ sở y tế khám ngay.

Người dân cũng cần lưu ý không phơi quần áo ngoài trời qua đêm, nên sấy, là quần áo để tiêu diệt nấm mốc bám trên áo quần tránh các bệnh lý da liễu…

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?

Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?

Phòng bệnh - 27/12/2024

Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Phòng bệnh - 10/12/2024

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Phòng bệnh - 05/12/2024

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Phòng bệnh - 03/12/2024

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Phòng bệnh - 25/11/2024

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới