Pfizer không chấp nhận đàm phán giá việc bán vaccine cho Việt Nam
Việc gửi phiếu xin ý kiến các thành viên Chính phủ thực hiện trong ngày 17/5, theo chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc mua vaccine Covid-19 của Công ty Pfizer.
Các đơn vị phối hợp với Văn phòng Chính phủ thực hiện chỉ đạo là Bộ Y tế; Kế hoạch và Đầu tư; Tư pháp.
Thủ tướng nhấn mạnh, việc mua vaccine Covid-19 là cần thiết, cấp bách, theo đúng chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ. Bộ Y tế chịu trách nhiệm lựa chọn loại vaccine. Trong điều kiện khan hiếm vaccine trên toàn cầu, để sớm tiêm cho người dân, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị nêu cao trách nhiệm, thực hiện các giải pháp thống nhất để có vaccine sớm nhất.
"Đây là tình huống cấp bách và phải được thực hiện ngay", Thủ tướng nêu. Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến thẩm định về phương án mua vaccine do Bộ Y tế đề xuất; dự thảo Quyết định phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu theo Luật đấu thầu; báo cáo Thủ tướng.
Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long: "Công ty Pfizer không chấp nhận đàm phán về giá, các điều kiện hợp đồng và Việt Nam phải trả lời Pfizer chậm nhất trong ngày 18/5".
Tối 16/5, lô vaccine gần 1,7 triệu liều AstraZeneca do Covax cung cấp đã về đến Việt Nam, chuyển tới Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương bảo quản, chờ kiểm định trước khi phân phối cho các tỉnh triển khai tiêm đợt 3.
Lô vaccine lần này do AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển. Lô hàng được vận chuyển từ cơ sở sản xuất của Catalent Biologics ở Anagni, Italy. Vaccine đã được WHO cấp phép sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp và đã được tiến hành tiêm thành công tại Việt Nam kể từ tháng 3.
Vaccine Covid-19 đang được sử dụng tại Việt Nam là của hãng AstraZeneca. Trong đó hồi tháng 2, Bộ Y tế nhập hơn 117.000 liều thông qua hợp đồng của Công ty VNVC. Cuối tháng 3, Covax cung cấp cho Việt Nam hơn 800.000 liều. Toàn bộ số vaccine này đến nay đã được tiêm hết, ưu tiên những nhóm trong tuyến đầu chống dịch.
Việt Nam bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 từ ngày 8/3. Hiện, cả nước tổng cộng đã tiêm cho 977.032 người. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi là 22.512 người. Diện tiêm là nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết; thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng; Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp; các lực lượng công an, quân đội theo Nghị quyết 21 của Chính phủ.
Tại cuộc họp Chính phủ hôm 15/5, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tổng số vaccine Việt Nam đã mua, đăng ký khoảng 170 triệu liều, trong đó số lượng đã ký kết, có cam kết khoảng 110 triệu liều (38,9 triệu liều từ chương trình Covax Facility, 30 triệu liều từ Astra Zeneca, 31 triệu liều từ Pfizer/BioNTech). Tuy nhiên, ông nói chưa chắc chắn về tiến độ cung cấp vì phụ thuộc vào nhà sản xuất, cung cấp.
Ngoài ra, Bộ Y tế đã đăng ký với Covax để mua thêm khoảng 10 triệu liều theo cơ chế chia sẻ chi phí. Bộ Y tế cũng đã có văn bản gửi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, đặt trung tâm tại Việt Nam.
Trong nước đang có 4 đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine, trong đó 2 vaccine thử nghiệm lâm sàng, nếu nghiên cứu thành công, dự kiến năm 2022 mới có thể sản xuất, cung ứng.
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?
Phòng bệnh - 27/12/2024
Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?
Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét
Phòng bệnh - 10/12/2024
Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét
Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh
Phòng bệnh - 05/12/2024
Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?
Phòng bệnh - 03/12/2024
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?
Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh
Phòng bệnh - 25/11/2024
Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh