Trẻ mắc hoặc nghi mắc Covid-19, cha mẹ phải làm những gì?

Dấu hiệu hay gặp ở trẻ mắc Covid-19 là sốt, ho. Ít gặp hơn là chảy nước mũi, đau đầu, đau họng, tiêu chảy, nôn, ăn kém…
Điều trị cho trẻ mắc Covid-19 tại bệnh viện (Ảnh minh họa)
Điều trị cho trẻ mắc Covid-19 tại bệnh viện (Ảnh minh họa)

 

Hỏi:

Con tôi trở lại trường học đã được chục ngày, lớp cháu nhiều bạn đã mắc khiến gia đình rất lo lắng. Xin hỏi, tôi cần phải lưu ý những gì về việc phát hiện, chăm sóc nếu con nhiễm Covid-19?

Nguyễn Minh (Hà Nội)

 

BS. Đào Trường Giang, Khoa Nhi BV SaintPaul trả lời:

Dấu hiệu hay gặp ở trẻ mắc Covid-19 là sốt, ho. Ít gặp hơn là chảy nước mũi, đau đầu, đau họng, tiêu chảy, nôn, ăn kém… Nhiều trẻ mắc bệnh mà không có biểu hiện gì.

Với những trẻ nghi ngờ mắc Covid-19, gia đình báo với y tế phường để được hướng dẫn xét nghiệm. Cũng có thể mua que test nhanh tự làm tại nhà nhưng cần đảm bảo làm đúng và báo lại y tế phường nếu dương tính để được hướng dẫn cách ly, theo dõi.

Nếu không có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng mà không có triệu chứng của viêm phổi (nhịp thở bình thường, không có biểu hiện của thiếu ôxy, đo SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời), trẻ tỉnh táo, sinh hoạt bình thường, đồng thời không mắc các bệnh lý nền, bệnh lý bẩm sinh thì có thể theo dõi tại nhà.

Nếu bất kỳ khi nào trẻ có biểu hiện thở nhanh, khó thở, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống; tím tái môi, đầu ngón tay, chân, SpO2

Khi theo dõi và điều trị tại nhà cho trẻ, cho trẻ ăn uống đầy đủ, vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, không kiêng nước; Theo dõi sát nhiệt độ, SpO2 ít nhất 2 lần/ngày; Cho trẻ uống hạ sốt nếu trẻ sốt. Thường dùng Paracetamol (Hapacol, Efferalgan, Doliprane, Tylenol…) với liều 10 -15mg/kg cân nặng/lần, 2 lần cách nhau ít nhất 4 tiếng; Vệ sinh mũi nếu trẻ chảy nhiều nước mũi hoặc nước mũi đặc quánh. Nếu ít, trẻ không khó chịu chỉ cần lau bằng khăn là đủ;

Nếu trẻ ho, có thể dùng thuốc ho nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Đừng nên tự ý sử dụng 2 loại thuốc ho cùng lúc hoặc các loại thuốc ho có thành phần chống dị ứng, giảm ho.

Cha mẹ đừng nên lạm dụng các vitamin, kể cả vitamin C hay multivitamin bởi sức đề kháng của trẻ không thể tăng lên ngay lập tức chỉ với một vài loại vitamin.

Đừng cho trẻ xông vì không có tác dụng điều trị bệnh, đồng thời, có thể làm trẻ tăng sự khó chịu và có nguy cơ khiến trẻ bị bỏng.

Tuyệt đối không tự dùng các thuốc kháng sinh, thuốc chứa corticoid, thuốc diệt virus... hoặc các đơn thuốc trên mạng; Và cũng đừng chia sẻ đơn thuốc của trẻ vì điều này vô tình làm hại nhiều trẻ khác.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Phòng bệnh - 12/04/2024

Bất cẩn khi cưa nhôm, người đàn ông suýt đứt "của quý"

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Phòng bệnh - 08/04/2024

Xây xước nhỏ khi đá bóng, cậu bé 15 tuổi nhập viện vì mắc vi khuẩn tụ cầu vàng

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Phòng bệnh - 03/04/2024

Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà

Dấu hiệu nào nhận biết đột quỵ?

Dấu hiệu nào nhận biết đột quỵ?

Phòng bệnh - 01/04/2024

Dấu hiệu nào nhận biết đột quỵ?

Bé 45 ngày tuổi gặp nguy hiểm do rối loạn chuyển hóa acid béo

Bé 45 ngày tuổi gặp nguy hiểm do rối loạn chuyển hóa acid béo

Phòng bệnh - 01/04/2024

Bé 45 ngày tuổi gặp nguy hiểm do rối loạn chuyển hóa acid béo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới