5 thức uống giảm mụn
Nước dừa
Nước dừa dồi dào vitamin C và các khoáng chất, rất tốt cho da. Uống nước dừa có thể tái tạo da, hỗ trợ chống nhiễm khuẩn vùng da bị mụn, khử độc, giảm tỷ lệ mụn và giảm lượng dầu dư thừa trên da. Tuy nhiên, để hấp thụ dinh dưỡng trong nước dừa, hệ đường ruột cần khỏe mạnh. Uống nước dừa một đến hai lần trong tuần, không uống quá nhiều.
Nước rau má
Rau má rất giàu axit amin, beta carotene, axit béo và nhiều chất phytochemical mạnh... tác dụng giảm viêm, tăng tốc độ chữa lành vết thương, kích thích tăng trưởng tế bào mới. Nước rau má còn có tác dụng tái tạo da, dưỡng trắng da, chống lão hóa...
Rau má còn thanh nhiệt, giải độc cơ thể, ngăn ngừa mụn, phù hợp với những người có mụn trứng cá. Uống thường xuyên, da sẽ trơn láng, sạch mụn và mịn màng.
Trà xanh
Các hợp chất trong lá trà xanh đã được chứng minh tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm sản xuất bã nhờn và giúp trị mụn hiệu quả.
Trà xanh có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, cải thiện sắc tố da, chống lão hóa, ngăn ngừa nếp nhăn hiệu quả. Uống hai đến ba cốc mỗi ngày, không uống quá nhiều.
Nếu không uống được trà xanh có thể thay bằng trà atiso, mát gan, giải nhiệt, thải độc cơ thể.
Nước chanh
Nước chanh có tác dụng diệt vi khuẩn, giảm bã nhờn trên da do thành phần axit citric. Chanh giàu vitamin C, có thể hạn chế phản ứng viêm của tế bào, hỗ trợ lọc máu, giảm thâm mụn.
Có thể uống nước chanh hoặc kết hợp chút mật ong để ngăn ngừa mụn tái phát. Với đặc tính kháng khuẩn cao, mật ong sẽ giúp tái tạo và phục hồi da nhanh chóng.
Nên uống vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể bạn hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Nước lọc
Đây là cách trị mụn đơn giản và tiết kiệm nhất. Bạn nên uống đủ hai lít nước mỗi ngày, thanh lọc và thải độc cơ thể.
Ngoài ra, không nên thức khuya, hạn chế món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ. Không sờ, chạm, nặn mụn... để tránh nhiễm trùng, sưng tấy.
Che chắn da cẩn thận khi ra ngoài để hạn chế khói bụi và ánh nắng, sử dụng kem chống nắng, quần áo chống nắng. Dưỡng ẩm và vệ sinh làn da mỗi ngày.
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Tiếng - Khoa Da liễu Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM
Đọc tiếp cùng chuyên mục
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Sống lành mạnh - 08/10/2024
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Sống lành mạnh - 01/10/2024
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ