Ăn ít thịt đỏ giảm nguy cơ bệnh tim mạch
Các nhà nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan đã theo dõi 43.272 nam giới Mỹ trong 30 năm, thu thập dữ liệu về thói quen ăn uống, lối sống và kết quả sức khỏe của họ. Không ai trong số những người tham gia mắc bệnh tim mạch khi bắt đầu nghiên cứu.
Những người ăn nhiều protein thực vật hơn (như đậu, hạt và đậu nành) có nguy cơ phát triển bệnh tim mạch thấp hơn 14% trong quá trình nghiên cứu.
Các loại thịt đỏ đã qua chế biến như thịt xông khói, bánh mì kẹp xúc xích, xúc xích và salami làm tăng nguy cơ tử vong và các bệnh mãn tính nguy hiểm.
Nghiên cứu được The BMJ công bố cho thấy việc thay thế thịt đỏ bằng thực phẩm thực vật chất lượng cao như đậu, hạt hoặc đậu nành có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành (CHD) ở mức vừa phải.
Nghiên cứu cũng gợi ý thay thế tổng lượng tiêu thụ thịt đỏ bằng ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa, cũng như thay thịt đỏ chế biến bằng trứng, có thể làm giảm nguy cơ này.
Một giải thích hợp lý cho những phát hiện này là thịt đỏ và thịt đã qua chế biến có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol và sắt trong hemoglobin, tất cả liên quan đến khả năng tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Ngược lại, các lựa chọn dựa trên thực vật làm tăng lượng chất béo không bão hòa, chất xơ, chất chống oxy hóa, polyphenol. Tất cả có lợi cho sức khỏe tim mạch nhờ tăng cholesterol bảo vệ, giảm cholesterol xấu hoặc cải thiện chức năng của các mạch máu ở tim. Laila Al-Shaar, nhà nghiên cứu trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Tiến sĩ Anjali Dutta, một bác sĩ tim mạch làm việc tại New York Presbyterian Medical Group Queens, cho biết: "Đã có rất nhiều nghiên cứu loại bỏ chế độ ăn thịt đỏ, tập trung nhiều hơn vào chế độ ăn dựa trên thực vật. Nghiên cứu này thực sự tuyệt vời khi chỉ ra những lợi ích của việc lựa chọn thực phẩm từ thực vật sẽ giảm các tác động và nguy cơ cho tim".
Dù nghiên cứu tập trung vào nam giới ở Mỹ, nhưng có khả năng những phát hiện này cũng đúng với nữ giới, dựa trên các nghiên cứu khác.
Đợt quan sát bắt đầu vào năm 1986. Những người tham gia điền chế độ ăn uống 4 năm sau đó vào bảng câu hỏi chi tiết. Trong khoảng thời gian 30 năm, 4.456 trường hợp mắc bệnh tim mạch vành đã được ghi nhận, 1.860 trong số đó tử vong.
Tổ chức Y tế Thế giới cũng đưa ra lời khuyên về dinh dưỡng trong đại dịch Covid -19, nhấn mạnh tiêu thụ ít chất béo, muối và đường để giảm nguy cơ béo phì, bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và một số loại ung thư.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa mọi người buộc phải từ bỏ hoàn toàn việc ăn thịt đỏ.
"Thỉnh thoảng ăn một chút cũng không sao," Dutta nói. "Một vài lần một tuần là tốt, và thực sự sẽ rất có lợi khi phối hợp với rau và ngũ cốc để có một chế độ ăn uống cân bằng hơn".
Hồng Khánh (Theo Insider, Healthline)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Sống lành mạnh - 08/10/2024
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Sống lành mạnh - 01/10/2024
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh
Sống lành mạnh - 17/09/2024
Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh