Cách giảm muối trong bữa ăn

Nguyên tắc giảm muối trong khẩu phần để phòng bệnh tim mạch là giảm từ từ, ưu tiên chế biến thực phẩm bằng cách luộc, hấp thay vì rang, kho.

Bác sĩ Nguyễn Thị Tám, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị, nhận định món ăn mặn vị đậm thì ngon miệng hơn, song dễ gây bệnh. Ăn mặn làm tăng huyếp áp, xơ vữa động mạch, dẫn đến biến chứng về tim mạch như đột quỵsuy tim, gây tử vong hoặc bại liệt.

Ăn nhạt giúp duy trì huyết áp ổn định đối với bệnh nhân cao huyết áp, giảm sưng phù ở người suy thận hoặc các bệnh lý thận, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và biến chứng đột quỵ ở bệnh nhân suy tim.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi người chỉ ăn dưới 5 g muối một ngày (khoảng một muỗng cà phê). Những nhóm cần ăn ít muối hơn là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người cao tuổi, bệnh nhân thận, đái tháo đường, cao huyết áp.

Thông thường, cơ thể được bổ sung muối, natri thông qua hai nguồn chính là có sẵn trong thực phẩm và cho thêm vào thức ăn. Theo bác sĩ Tám, cách giảm muối trong bữa ăn hiệu quả là ưu tiên thực phẩm ít muối như rau xanh và trái cây, thịt nạc.

Thực phẩm nhiều muối là hải sản, sữa và các chế phẩm từ sữa. Đặc biệt, đồ ăn chế biến sẵn, đóng gói như giò, chả, xúc xích, thịt xông khói, thịt muối, cá hộp, thịt hộp, dưa muối, mì ăn liền, các đồ ăn vặt như bim bim, hạt điều, lạc rang muối, nước chấm, các loại cá khô... thường nhiều muối để bảo quản lâu. Mì ăn liền hàm lượng muối đến 7,5%. Dưa muối đóng góp 1,4% lượng muối ăn hàng ngày trong nhu cầu ăn.

Nước mắm là một trong những nguồn chính cung cấp lượng muối lớn hàng ngày.
Nước mắm là một trong những nguồn chính cung cấp lượng muối lớn hàng ngày.

Cách chế biến thực phẩm cũng quan trọng. Điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, lượng muối tiêu thụ hàng ngày tại Việt Nam chủ yếu từ gia vị nêm nếm, chiếm 81%. Trong đó bột canh và nước mắm chứa 35,1% và 31,6% muối, mì chính và muối tinh chứa 7,5% và 6,1% natri.

Bác sĩ khuyên nên chọn chế biến các món luộc, hấp thay vì rang, kho, rim.. cần cho nhiều gia vị mặn. Khi luộc rau, không nên cho muối hay gia vị có nhiều muối vào nước luộc. Đối với trẻ nhỏ, không nên thêm muối khi chế biến đồ ăn dặm.

Khi nấu ăn, hãy nếm thức ăn trước khi cho thêm gia vị để đảm bảo bạn chỉ cho một lượng vừa đủ, không cho quá nhiều. Mỗi người có thể giảm lượng muối ăn bằng những cách đơn giản như không để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn. Đọc nhãn khi mua thực phẩm được chế biến sẵn để kiểm tra hàm lượng muối.

Người Việt Nam ăn muối gấp đôi khuyến cáo của WHO, lên đến 9,4 g một ngày. Vì vậy, hãy giảm một nửa lượng muối và gia vị chứa nhiều muối khi chế biến món ăn.

Bác sĩ Tám khuyên, việc giảm ăn muối nên thực hiện từ từ để cơ quan cảm nhận vị giác có thể thích nghi dần. Bạn cũng có thể giảm lượng gia vị mặn chứa nhiều muối cho vào trong món ăn bằng cách chế biến món ăn với các loại gia vị khác để làm tăng cảm giác vị giác bù cho giảm vị mặn.

Thúy Quỳnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

Sống lành mạnh - 19/03/2024

Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh

153 người ngộ độc, chủ tiệm bánh mì bị phạt 90 triệu, đình chỉ kinh doanh 4 tháng

153 người ngộ độc, chủ tiệm bánh mì bị phạt 90 triệu, đình chỉ kinh doanh 4 tháng

Sống lành mạnh - 13/03/2024

153 người ngộ độc, chủ tiệm bánh mì bị phạt 90 triệu, đình chỉ kinh doanh 4 tháng

Ảnh hưởng của ăn chay tới não

Ảnh hưởng của ăn chay tới não

Sống lành mạnh - 12/03/2024

Ảnh hưởng của ăn chay tới não

Yếu sinh lý cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng?

Yếu sinh lý cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng?

Sống lành mạnh - 10/03/2024

Yếu sinh lý cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng?

Ngăn chặn thực phẩm không an toàn

Ngăn chặn thực phẩm không an toàn

Sống lành mạnh - 06/03/2024

Ngăn chặn thực phẩm không an toàn

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới