Nên ăn uống, vận động ra sao trước và sau tiêm vắc xin Covid-19

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), chúng ta không cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt để tiêm vắc xin Covid-19, nhưng cần phải ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

HCDC cho biết, khi tiêm vắc xin Covid-19, tùy vào cơ địa của từng người mà có các phản ứng ở mức độ khác nhau, như: sốt nhẹ, đau mỏi khắp người, đau sưng tại chỗ tiêm… Các triệu chứng này sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau 1-2 ngày. Để giảm bớt tình trạng này, ngoài chế độ chăm sóc, theo dõi, chúng ta cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và vận động hợp lý để cơ thể nhanh phục hồi, khỏe mạnh.

Nhân viên y tế tại TP.HCM chuẩn bị tiêm vắc xin Covid-19 cho người dân. Ảnh: Thành Tùng.
Nhân viên y tế tại TP.HCM chuẩn bị tiêm vắc xin Covid-19 cho người dân. Ảnh: Thành Tùng.

Theo HCDC, trước và sau khi tiêm vắc xin, chúng ta cần làm những điều sau.

Ngủ thật ngon vào đêm trước khi tiêm

Đây là điều quan trọng giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tối đa.

Bổ sung đủ nước trước và sau khi tiêm

Theo HCDC, sau tiêm, cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Vì vậy, chúng ta cần cung cấp đủ nước cho cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả: nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A.

Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm

Nên ăn đủ các nhóm chất: thịt, cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, chúng ta nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, trái cây tươi.

Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa

Nếu bạn buồn nôn và chán ăn sau tiêm hãy nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như: súp, cháo thịt bằm và đậu xanh… Chúng ta cũng nên chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá no.

Nghỉ ngơi hoặc tập thể dục nhẹ nhàng

HCDC cho biết, sau tiêm, nhiều người sẽ mệt mỏi do tác dụng phụ của vắc xin. Vì vậy, chúng ta cần nghỉ ngơi, có thể tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ chậm.

Một người dân tại TP.HCM nghe nhân viên y tế tư vấn khi tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh: Thành Tùng.
Một người dân tại TP.HCM nghe nhân viên y tế tư vấn khi tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh: Thành Tùng.

HCDC khuyến cáo, trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19, chúng ta không nên làm những việc sau:

Để bụng đói trước khi tiêm.

Nhịn đói trước khi tiêm có thể làm bạn chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt nếu bạn là người sợ kim tiêm.

Uống rượu, bia trước và sau tiêm

Rượu, bia có thể làm ức chế hệ miễn dịch, gây mất nước, làm giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng. Điều này, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vắc xin.

Uống nhiều thực phẩm chứa nhiều caffein trước khi tiêm

Theo HCDC, caffein làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng. (trà, cà phê, nước tăng lực…) 

Ăn nhiều chất béo bão hòa

HCDC nhận định, thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng, chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19, chúng ta đừng nên ăn những thực phẩm này.

Tú Anh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sống lành mạnh - 08/10/2024

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Sống lành mạnh - 01/10/2024

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh

Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh

Sống lành mạnh - 17/09/2024

Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới