Sữa đậu nành bổ dưỡng nhưng sẽ gây hại khi uống sai cách

Sữa đậu nành chứa nhiều chất có lợi nhưng có thể gây đau bụng nếu đựng trong bình giữ nhiệt, uống khi đói.

Các món ăn, đồ uống chế biến từ hạt đậu nành được chứng minh có rất nhiều chất bổ cho cơ thể. Sữa đậu nành là một trong số các sản phẩm như vậy.

Nhiều người thích uống sữa đậu nành vì giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein và hàng chục loại khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin B và các loại vitamin khác.

null

Loại sữa này không chứa lactose nên sẽ không gây tác dụng phụ cho người không dung nạp lactose (đau bụng, đầy hơi, khó chịu, đi ngoài). Thêm vào đó, giá sữa lại rẻ hơn nhiều so với các mặt hàng nước dinh dưỡng khác.

Tuy nhiên, một số người cảm thấy khó chịu khi uống sữa đậu nành. Dưới đây là 5 lưu ý để tránh hiện tượng đó: 

Ngừng uống nếu có cảm giác bất thường

Sữa đậu nành dễ hấp thụ nhưng lại có tính hàn. Bạn hãy ngừng sử dụng loại sữa này nếu sau khi uống, bạn có cảm giác buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy bụng, đi tiểu đêm nhiều lần. Nếu những người có triệu chứng như vậy tiếp tục uống sữa sẽ có nguy cơ bị hư thận.

Không được uống với thuốc

Một số loại thuốc có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành, chẳng hạn như thuốc kháng sinh tetracycline hoặc erythromycin.

Không uống quá nhiều

Uống quá nhiều sữa đậu nành cùng một lúc dễ gây ra chứng khó tiêu protein hoặc đầy hơi, tiêu chảy.

Không uống khi đói bụng

Khi bạn đói, phần lớn protein trong sữa đậu nành được chuyển hóa nhanh chóng thành calorie và bị tiêu hao ngay, không đem lại tác dụng bồi bổ cho cơ thể. Do đó, bạn nên kết hợp uống sữa với ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột như bánh ngọt, bánh mì. Khi đó, protein sẽ được tiêu hóa và hấp thụ hiệu quả hơn dưới tác dụng của axit dịch vị.

Tránh đựng sữa trong bình giữ nhiệt

Vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành khi ở nhiệt độ ấm. Bởi vậy, bạn nên uống sữa để trong cốc hoặc các loại bình thông thường.

Ngoài ra, sau 3-4 giờ, sữa đã tiếp xúc với không khí sẽ bị biến chất, gây hại cho đường tiêu hóa của người uống.

An Yên (Theo Aboluowang)

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sống lành mạnh - 08/10/2024

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Sống lành mạnh - 01/10/2024

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới