Dùng lá trầu sai cách sẽ làm hỏng da
Theo bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, nhiều người dân sử dụng trầu không với nhiều tác dụng để chữa bệnh về da, chữa đầy bụng khó tiêu cho trẻ… nhưng lại không biết lá trầu không có thể gây ra những tác dụng tới sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách.
Vừa qua, Bệnh viện Da liễu Trung ương điều trị cho một bệnh nhân là một cô gái trẻ, 20 tuổi. Cách đây bốn năm, sau khi được mách bảo về cách trị hôi chân, cô gái này bị đã dùng lá trầu không ngâm chân.
Trong thời gian ngâm hai chân, cô gái đã dùng tay phải vớt nước để tưới thêm vào mu và cẳng chân. Chỉ sau đó một ngày, nữ bệnh nhân xuất hiện đỏ da, bong vảy và hình ảnh hai chân cũng như tay phải trắng giống như người bị mắc bệnh bạch biến.
Suốt bốn năm qua, bệnh nhân nữ đã điều trị bằng cả hai loại thuốc uống và bôi nhưng không đạt được hiệu quả điều trị.
Bác sĩ chuyên khoa da liễu Hoàng Văn Tâm cho biết, khi tìm tới Bệnh viện Da liễu Trung ương, nữ bệnh nhân này có tổn thương điển hình của bệnh bạch biến. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự dẫn tới tình trạng bệnh lý này là viêm da tiếp xúc giảm sắc tố do lá trầu không.
Bệnh nhân được chiếu uvb và bôi tacrolimus sau 1,5 tháng không đỡ. Các bác sĩ đã sử dụng thuốc excimer phối hợp tacrolimus điều trị cho nữ bệnh nhân. Nếu không hết hoàn toàn, bệnh nhân có thể sẽ được cấy tế bào hắc tố vào vùng tổn thương.
Đây chỉ là một ca điển hình trong số những ca đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương vì sử dụng lá trầu không sai cách. Bệnh viện cũng từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị biến chứng nặng nề từ việc sử dụng lá trầu không khi chăm sóc da mặt, trị nám.
Ccác bác sĩ phân tích, tác dụng phụ của lá trầu không là khi được hấp, chiết xuất để bôi hoặc ngâm có thể gây viêm da tiếp xúc nặng, tăng, giảm sắc tố. Lá trầu chứa phenolic compounds có cơ chế ức chế sản xuất melanin và lột da nên có tác dụng làm trắng nhanh. Nhóm này bao gồm benzen, phenol, catechol, hydroquinone.
Nếu dùng lá trầu lâu dài sẽ làm mất hoàn toàn màu da tạo thành hình ảnh giảm sắc tố hình chấm trên nền tăng sắc tố. Tác dụng giảm sắc tố của những chất này sẽ tự mất đi theo thời gian. Nhiều người có thói quen ăn trầu cũng dẫn đến việc giảm sắc tố vùng khoang miệng.
Do vậy, bác sĩ khuyến cáo người dân trước khi sử dụng phương pháp dân gian, trị bệnh với loại lá này trên thận trọng để giảm thiểu tối đa tác dụng phụ.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Bất ngờ khi bưởi, chanh và ngải cứu có thể chữa thoát vị đĩa đệm
Y học cổ truyền - 04/06/2022
Bất ngờ khi bưởi, chanh và ngải cứu có thể chữa thoát vị đĩa đệm
Chợ đen chục tỷ USD vấy bẩn y học cổ truyền
Y học cổ truyền - 13/06/2020
Chợ đen chục tỷ USD vấy bẩn y học cổ truyền
Mẹo phân biệt cá tươi và cá ươn
Y học cổ truyền - 17/05/2020
Mẹo phân biệt cá tươi và cá ươn
Hiểm họa chết người từ rượu ngâm 'gia truyền'
Y học cổ truyền - 15/05/2020
Hiểm họa chết người từ rượu ngâm 'gia truyền'
Ai không nên ăn cay
Y học cổ truyền - 11/05/2020
Ai không nên ăn cay