Giá trị y học của cây bằng lăng nước
Bằng lăng nước có tên khoa học là Lagerstroemia speciosa Pers., thuộc họ Tử vi Lythraceae là loại cây to, tán lá rộng, cao 10 – 13cm.Thân đôi khi có ít gai màu nâu, cành tròn nhẵn, lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trứng rộng, hoa màu tím hồng, quả nang hình trứng.
Bằng lăng nước mọc chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, phía Bắc mới gặp ở Mường Tè ( Lai Châu ), Tương Dương, Quỳ Châu Nghệ An ) và Quảng Bình.
Cây chứa một hoạt chất tương tự như insulin, có tính hạ đường huyết với hoạt tính 440 đơn vị insulin/ g, chất này có hàm lượng cao nhất ở lá và quả chín khi còn tươi.
Ở Phillipines, cao lá bằng lăng nước có tác dụng hạ đường huyết qua đường uống. Ba hợp chất thuộc nhóm ellogitanin là lagerstroemin, florin B và reginin A được xem là hoạt chất.
Theo Alan R. Gaby (2006) The Natural pharmacy, xuất bản tại New York, Hoa Kỳ, trang 162: Kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2, cao chiết lá bằng lăng nước, sau 2 tuần điều trị với liều 32 – 4,8mg cao tiêu chuẩn chứa 1% acid corosolic, hàm lượng đường trong máu giảm trung bình 20 – 30 %.
Gần đây trong phạm vi một đề tài cấp Bộ của trường Đại học Dược Hà Nội, bằng lăng nước cũng được chứng minh là dược liệu có tác dụng gây hạ đường huyết mạnh nhất trong những dược liệu đã được nghiên cứu sàng lọc trong phạm vi đề tài.
PGS.TS Nguyễn Thượng Dong
Nguồn: Tổng hợp
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Bất ngờ khi bưởi, chanh và ngải cứu có thể chữa thoát vị đĩa đệm
Y học cổ truyền - 04/06/2022
Bất ngờ khi bưởi, chanh và ngải cứu có thể chữa thoát vị đĩa đệm
Chợ đen chục tỷ USD vấy bẩn y học cổ truyền
Y học cổ truyền - 13/06/2020
Chợ đen chục tỷ USD vấy bẩn y học cổ truyền
Mẹo phân biệt cá tươi và cá ươn
Y học cổ truyền - 17/05/2020
Mẹo phân biệt cá tươi và cá ươn
Hiểm họa chết người từ rượu ngâm 'gia truyền'
Y học cổ truyền - 15/05/2020
Hiểm họa chết người từ rượu ngâm 'gia truyền'
Ai không nên ăn cay
Y học cổ truyền - 11/05/2020
Ai không nên ăn cay