Cầm máu: Rau má có công dụng cầm máu trong các trường hợp như phụ nữ bị băng huyết, chảy máu chân răng, chảy máu cam, thổ huyết, đi tiểu ra máu, đại tiện ra máu vì kiết lỵ.
Trị ho: Giã rau má tươi giã lấy nước uống hoặc sắc nước để uống sẽ giúp giảm ho, ngứa họng.
Trị tiểu buốt, tiểu rắt: Giã nhuyễn rau má tươi để lấy nước cốt uống cũng là một cách hữu hiệu để cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt.
Chữa cảm nắng, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn: Lấy 1 nắm rau má tươi rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt pha loãng, thêm vài hạt muối để uống sẽ giảm nhanh cảm giác nhức đầu, chóng mặt... Bã rau má còn lại lấy đắp lên trán và thái dương.
Làm lành vết thương: Một vài báo cáo khoa học chỉ ra rằng, rau má có công dụng trong việc hỗ trợ làm lành vết thương. Tinh chất chiết xuất từ rau má giúp kích thích việc tuần hoàn máu, tái tạo tế bào, giảm viêm nhiễm và làm liền sẹo.
Cải thiện các vấn đề về tuần hoàn và da: Các nhà thảo mộc học cho rằng, rau má có tác dụng bổ dưỡng cho não và các tuyến nội tiết. Nước rau má giúp cải thiện các vấn đề về hệ tuần hoàn và da.
Lưu ý: Liều dùng của rau má có thể khác nhau đối với từng người, phụ thuộc vào tuổi tác và tình trạng sức khỏe. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng rau má để chữa bệnh hoặc với mục đích lâu dài nào đó như làm đẹp.