Tác dụng chữa bệnh bất ngờ của 13 thực phẩm phổ biến trong nhà
1. Mật ong
Mật ong có khả năng hấp thu và giữ ẩm, nên giúp làm mềm da hiệu quả. Để dưỡng da, bạn hãy trộn 1 thìa mật ong với chuối đã tách vỏ và quết lên da, rồi để trong vòng 15 phút trước rửa sạch bằng nước ấm. Ngoài ra, bạn cũng có thể bôi mật ong lên vùng da khô và ngứa ở bàn chân để ngăn ngừa viêm nhiễm do nấm.
2. Trà xanh
Trà xanh không chỉ có những lợi ích về sức khỏe, nó cũng giúp hơi thở thơm tho. Một số hợp chất trong lá trà làm vô hiệu vi khuẩn gây mùi khó chịu cho hơi thở. Chất catechins trong trà xanh có tác dụng như các sản phẩm khử mùi cơ thể.
3. Baking soda
Baking soda là một khoáng chất tự nhiên có tác dụng làm sạch cực mạnh. Bạn có thể sử dụng loại bột này thay cho kem đánh răng hằng ngày, để làm trắng răng và loại bỏ chất bẩn bám ở kẽ răng.
4. Kem đánh răng
Các người mẫu chuyên nghiệp thường sử dụng kem đánh răng bôi lên vết mụn đỏ trên mặt một ngày trước khi chụp hình. Bởi vì nó có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây ra các nốt mụn trên da. Những người có da nhạy cảm nên cẩn thận với phương pháp này.
5. Bia
Mạch nha và hoa hublông trong bia có chứa nhiều protein và Vitamin B, giúp tóc xơ trở nên mượt hơn. Bạn có thể gội đầu sạch bằng dầu gội thông thường, sau đó đổ một lon bia lên đầu và gội sạch bằng nước ấm.
6. Nước khoáng có ga
Các nhà khoa học tại trường đại học Federico II ở thành phố Naples, Italia, phát hiện rằng 80% người bị chứng táo bón có thể được chữa khỏi bằng nước khoáng có ga trong 2 tuần. Các khoáng chất và bọt ga giúp kích thích dây thần kinh kết nối với hệ tiêu hóa.
7. Hạt tiêu đen
Hạt tiêu có chứa các đặc tính kháng viêm, giúp giảm các triệu chứng đau họng. Ngoài ra, đắp hạt tiêu lên các vệt cắt nhỏ trên da có thể giúp vết thương bình phục nhanh hơn và tránh bị nhiễm trùng.
8. Sốt mayonnaise
Nếu bạn cần một dung dịch làm sạch ra khẩn cấp, hãy dùng sốt mayonnaise. Dầu thực vật và lòng đỏ trứng giúp làm mềm da, trong khi nước chanh có các đặc tính làm se lô chân lông.
9. Nước xốt cà chua
Bạn đã bao giờ gặp tình trạng tóc nhuộm vàng biến thành màu xanh? Một cách dễ dàng để khắc phục thảm họa này là quết nước xốt cà chua lên những vùng tóc bị chuyển màu và giữ trong vòng 20 phút, trước khi gội sạch bằng nước.
10. Ớt
Khi các nhà nghiên cứu Italia cho 30 người ăn ớt trước bữa ăn, tình trạng khó tiêu của họ được cải thiện trong vòng 5 tuần. Chất capsaicin trong ớt được cho là có tác dụng ngăn chặn các tín hiệu từ chất dẫn truyền thần kinh trong dạ dày thông báo với não nó đang khó chịu. Tỷ lệ người dân mắc bệnh loét dạ dày cũng thấp hơn ở các quốc gia tiêu thụ nhiều ớt.
11. Rượu vang
Chất chống ôxy hóa trong rượu vang có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh, tương tự như tác dụng của vitamin C. Các nhà khoa học Tây Ban Nha phát hiện những người uống 2 ly rượu vang/ngày giảm nguy cơ cảm lạnh 44% so với người không uống. Loại đồ uống này cũng có thể trị bệnh lở môi do virus herpes gây ra.
12. Cà phê
Cơn đau đầu xảy ra khi các mạch máu trong não giãn ra, nhưng cà phê có tác dụng làm mạch máu co lại và làm hết triệu chứng đau đầu. Trong một nghiên cứu ở Mỹ, các nhà khoa học phát hiện cà phê có tác dụng giảm đau tốt hơn thuốc ibuprofen, nhưng hiệu quả chỉ kéo dài 90 phút. Cách tốt nhất là sử dụng kết hợp cà phê và thuốc giảm đau.
13. Chuối
Nếu bạn bị mụn cóc, hãy lấy vỏ chuối chín nẫu và đắp lên những nốt mụn trong khoảng 2 tuần. Chất ngày trong vỏ chuối có chứa các đặc tính kháng virus, giúp đánh bay mụn cóc. Nghiên cứu khoa học cho thấy rằng phương pháp này có hiệu tương tự như điều trị bằng thuốc tân dược.
Huy Phong (Theo Mirror)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Bất ngờ khi bưởi, chanh và ngải cứu có thể chữa thoát vị đĩa đệm
Y học cổ truyền - 04/06/2022
Bất ngờ khi bưởi, chanh và ngải cứu có thể chữa thoát vị đĩa đệm
Chợ đen chục tỷ USD vấy bẩn y học cổ truyền
Y học cổ truyền - 13/06/2020
Chợ đen chục tỷ USD vấy bẩn y học cổ truyền
Mẹo phân biệt cá tươi và cá ươn
Y học cổ truyền - 17/05/2020
Mẹo phân biệt cá tươi và cá ươn
Hiểm họa chết người từ rượu ngâm 'gia truyền'
Y học cổ truyền - 15/05/2020
Hiểm họa chết người từ rượu ngâm 'gia truyền'
Ai không nên ăn cay
Y học cổ truyền - 11/05/2020
Ai không nên ăn cay