Vaccine nCoV có thể hiệu quả đến 90%

Lãnh đạo chiến dịch "Operation Warp Speed" kỳ vọng vaccine nCoV sau khi hoàn thiện có thể đạt hiệu quả khoảng 90%.

Ông Moncef Slaoui, Trưởng ban cố vấn của chiến dịch "Operation Warp Speed" cho biết vaccine Covid-19 một khi hoàn thiện, sẽ cho hiệu quả ngừa bệnh cao. Tuy nhiên có thể sẽ không có đủ vaccine cho toàn bộ người dân Mỹ, ít nhất là đến cuối năm 2021. Ý kiến cá nhân của Slaoui được đưa ra dựa trên kinh nghiệm của ông và những biểu hiện sinh học của nCoV.

Những nhận định trên được Slaoui chia sẻ trong cuộc phỏng vấn truyền hình với CNN vào ngày 30/7, khi đang tham quan một địa điểm thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 tại Savannah, Georgia (Mỹ). Đây cũng là lần trả lời phỏng vấn đầu tiên của ông kể từ khi đảm nhiệm chức vụ trưởng ban cố vấn của chiến dịch "Warp Speed" hồi tháng 5.

Ảnh minh họa
Trưởng ban cố vấn chiến dịch "Operation Warp Speed", Moncef Slaoui kỳ vọng rằng vaccine nCoV sau khi hoàn thiện sẽ cho hiệu quả cao đến 90%. Ảnh: CNN

Trước đó vào tháng 6, Tiến sĩ Anthony Fauci từng chia sẻ với CNN dự báo không mấy lạc quan của ông về hiệu quả của vaccine nCoV. Viện trưởng Viện nghiên cứu Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIH) cho biết sẽ chấp thuận lưu hành vaccine nCoV nếu nó đạt hiệu quả 70-75%.

"Thành quả vaccine cao nhất chúng tôi từng đạt được là vaccine phòng bệnh sởi với mức độ hiệu quả 97-98%. Sẽ rất tuyệt nếu chúng tôi có thể làm được điều tương tự với Covid-19, nhưng tôi e là không. Tôi sẽ chấp thuận nếu vaccine đạt mức độ hiệu quả ở 70-75%", ông Fauci nói.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) thậm chí còn đặt ra tiêu chuẩn thấp hơn đối với vaccine nCoV. Trong đó, FDA nêu rõ rằng tỷ lệ hiệu quả của "ứng viên" hoàn thiện nên đạt ít nhất là 50%.

Slaoui cho biết thêm rằng với vaccine Covid-19, có thể mỗi người sẽ cần tiếp nhận nhiều hơn một liều để đạt được hiệu quả phòng bệnh mong muốn. Mũi thứ hai có thể được tiêm bổ sung sau nửa năm hay thậm chí một, hai năm sau mũi đầu tiên.

Ông cũng thể hiện hy vọng rằng các nhà sản xuất có thể cung cấp đến vài chục triệu liều ít nhất vào tháng 12 hoặc tháng 1/2021. Những liều đầu tiên sẽ được ưu tiên cho người thuộc nhóm nguy cơ cao, vì không thể nào có đủ vaccine cho tất cả mọi người ngay ngày đầu tiên ra mắt. Những người thuộc nhóm nguy cơ cao bao gồm người già và những người có bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường và bệnh tim mạch...

Hiện tại, có hơn 30 đơn vị nghiên cứu vaccine nCoV trên toàn cầu trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người. Trong khi "ứng viên" do Đại học Oxford phát triển đã tiến đến giai đoạn III với quy mô lớn trên diện rộng, các đơn vị khác như Johnson & Johnson cũng cho thấy hiệu quả ngừa bệnh trên khỉ.

Thy An (Theo CNN)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới