5 con giun hiếm dài hàng chục cm chui từ tay chân người đàn ông

Con giun lớn nhất chui ra từ các ổ áp xe trên tay, chân người bệnh có chiều dài lên tới 60cm. Được biết, người bệnh có thói quen bắt cua, cá từ suối về ăn.

Theo đó, nam bệnh nhân 23 tuổi, quê Phúc Ninh, Yên Bình, Yên Bái tới khám tại Khoa Virus – Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hôm 12/5 với tình trạng mệt mỏi, đau mỏi cơ kéo dài, chân xuất hiện các ổ áp xe.

Được biết, anh đã phát hiện tình trạng này từ trước tết, thi thoảng thấy vết giun ở dưới da nhưng đi khám nhiều nơi chưa phát hiện nguyên nhân bệnh.

Tại bệnh viện, sau khi xác định người bệnh nhiễm giun sán, các bác sĩ quyết định chuyển bệnh nhân sang khoa Ngoại sản để phẫu thuật gắp giun từ ổ áp xe.

Bệnh nhân 23 tuổi tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
Bệnh nhân 23 tuổi tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Bác sĩ Trần Thượng Việt, Trưởng khoa Ngoại sản, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân có rất nhiều khối áp xe có mủ ở hai chân. Sau khoảng 2 ngày, các khối mới lại mọc lên. Không chỉ ở chân, ổ áp xe dần xuất hiện trên cả hai tay bệnh nhân.

Phẫu thuật ổ áp xe và lấy dịch đi soi tươi, các bác sĩ phát hiện có ấu trùng giun. Sau một vài ngày, các con giun trưởng thành lần lượt chui ra từ ổ áp xe.

Bác sĩ Việt thông tin, đến nay, đã có 5 con giun được gắp từ hai chi bệnh nhân, trong đó tại chân có 3 con, con lớn nhất dài 60cm. Ở tay, 2 con giun được gắp ra đều dài khoảng 30cm.

Đây là loại giun Dracunlus medinensis (giun Guinea) hiếm gặp trên thế giới, đặc biệt chưa từng xuất hiện tại Việt Nam. Chiều dài lớn nhất đã đo được ở một con giun Guinea trưởng thành có thể lên đến 1 mét.

Người bệnh thường nhiễm giun khi uống phải nước có chứa động vật, giáp xác nhỏ mang ấu trùng giun. Trứng giun được giải phóng từ động vật sẽ phát triển thành giun trưởng thành trong ruột người bệnh, chui vào khoang bụng, sau đó giao hợp, đẻ trứng. Giun cái thường chui vào các ổ cơ, ổ da, sau đó thoát qua da ra bên ngoài.

null
Hình ảnh ấu trùng giun từ soi tươi dịch ổ áp xe của bệnh nhân

Khi tổn thương tiếp xúc với nước, người bệnh sẽ vô tình giải phóng ấu trùng vào nguồn nước, sau đó tiếp tục lây bệnh cho người khác.

Nam bệnh nhân quê Yên Bái cho biết, bản thân anh thường đi bắt cua, cá ở suối về ăn. Đó có thể là nguồn lây khiến anh mắc bệnh.

“Bệnh nhân cũng cho biết thêm, ở cùng khu cũng đã có người mắc bệnh tương tự. Về vấn đề nguồn lây, chúng ta cần chờ kết quả từ điều tra dịch tễ”, bác sĩ Việt nhấn mạnh.

Để phòng bệnh giun sán, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên thực hiện ăn chín, uống sôi. Khi sử dụng nước uống, cần tìm nguồn nước đảm bảo, đã được lọc sạch

Nguyễn Liên

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Y tế 24h - 19/04/2024

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Y tế 24h - 19/04/2024

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Y tế 24h - 19/04/2024

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Y tế 24h - 17/04/2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Y tế 24h - 17/04/2024

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới