Đãi khách cá chình, 8 người cùng ngộ độc tê lưỡi, cứng hàm

Theo Báo giao thông 12:50 18/07/2023 - Y tế 24h
Sau bữa ăn cá chình nướng, om chuối đậu... cả chủ và khách (Phúc Thọ, Hà Nội) đều ngộ độc tê lưỡi, cứng hàm, yếu cơ phải vào viện cấp cứu.

Bất ngờ ngộ độc món cá chình vốn nhiều người ưa thích

Ghi nhận tại tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trong nhiều ca ngộ độc thực phẩm đáng lưu ý có 3 ca cùng gia đình bị tê lưỡi, cứng hàm, rối loạn cảm giác sau khi ăn cá chình. Đây vốn là món ăn được nhiều gia đình ưa thích.

Nằm trên giường bệnh, chị Đoàn Thị Là (49 tuổi, trú Phúc Thọ, Hà Nội) cho biết: “Đón khách từ Việt Trì xuống chơi, buổi trưa cả gia đình mời nhau ra hàng ăn cá chình với các món chế biến nướng, om chuối… Ai dè, mâm 9 người thì 8 người sau đó nhập viện vì tiêu chảy, tê bì nhiều phần cơ thể, mệt mỏi do ngộ độc món ăn này, người ăn còn lại nhẹ nhất chỉ cảm giác tê bì mặt. Mấy người khách ở Việt Trì thậm chí còn nặng hơn chúng tôi”.

Đãi khách cá chình, 8 người cùng ngộ độc tê lưỡi, cứng hàm

Bệnh nhân ngộ độc cá chình đang được điều trị tại Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai.
Bệnh nhân ngộ độc cá chình đang được điều trị tại Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai.

 

Chị Là nhớ lại, sau bữa cơm trưa ngày 14/7, đến 16 giờ chiều, chị thấy có thấy có biểu hiện lúc rét, lúc nóng, hoa mắt, chóng mặt, ngứa toàn thân, hai quai hàm mỏi, tê lưỡi. Chồng chị Là và người bà con cũng có biểu hiện tương tự nên nhanh chóng đi vào BV Đa khoa Phúc Thọ (Hà Nội) cấp cứu. Sau đó, tình trạng không cải thiện nên chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai.

Nằm ngay giường bên cạnh, Nguyễn Thị Nhàn (48 tuổi, trú tại Phúc Thọ, Hà Nội), người bà con với chị Là và cùng tham gia bữa cá chình chia sẻ: “Chừng sau ăn 4 tiếng, tôi có cảm giác mệt mỏi, yếu cơ chân và có tiêu chảy. Ban đầu người nhà còn cho rằng không cần đi viện, nhưng tình trạng yếu tay, chân nặng hơn, người tê bì nên nhập viện cấp cứu”

Tại BV huyện Phúc Thọ, được bác sĩ truyền dịch nhưng tình trạng tay tê bì, mỏi cơ, ngứa của các bệnh nhân không đỡ nên chuyển lêm Bệnh viện Bạch Mai để điều trị tiếp.

Sau điều trị tại BV Bạch Mai, hiện sức khỏe của các bệnh ngộ độc cá chình đã ổn định hơn, dù vẫn còn dấu hiệu rối loạn cảm giác, nhược cơ.

Cảnh giác với ngộ độc các loại cá biển

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, 3 bệnh nhân ngộ độc cá chình vào viện trong tình trạng rối loạn cảm giác như sờ vào nóng thì thấy lạnh và ngược lại, cảm thấy bỏng rát, yếu cơ, đau mỏi người.

Đãi khách cá chình, 8 người cùng ngộ độc tê lưỡi, cứng hàm

Bệnh nhân ngộ độc cá chình dần hồi phục sau điều trị.
Bệnh nhân ngộ độc cá chình dần hồi phục sau điều trị.

 

Nói về nguyên nhân gây ngộ độc khi ăn cá chình, vốn là món ăn được nhiều gia đình yêu thích, bác sĩ Nguyên cho biết: “Ngộ độc cá biển không phải hiếm, có thể xảy đến khi ăn nhiều loại cá như cá chình, cá tầm, cá nhồng, cá vược, cá chình, cá mú, cá cam... Ngộ độc cá biển là do tảo sinh ra độc tố ciguatera, và đây lại là nguồn thức ăn của cá, lâu dần tích tụ độc chất trong cá. Hiện, có tới hàng trăm loài cá có chứa độc tố ciguatera.

Tảo này cá ăn không độc nhưng vào cơ thể người lại gây độc. Độc tố này ít gây triệu chứng tiêu hóa mà chủ yếu gây triệu chứng thần kinh trước sau đó bệnh nhân đau bụng, tiêu chảy, loạn nhịp tim, rối loạn cảm giác, dấm dứt khắp người, đau mỏi, tê bì, yếu cơ hoặc liệt cơ”.

Ông Nguyên cho biết thêm, triệu chứng ngộ độc cá chình dai dẳng thậm chí nhiều tháng sau bệnh nhân vẫn còn dấu hiệu khiến nhiều bệnh nhân khó chịu, thậm chí dãn tới trầm cảm, rối loạn tâm lý.

“Ngộ độc cá biển là bệnh hay gặp nhất trong ngộ độc hải sản. Tuy nhiên, người dân ít biết các dấu hiệu này. Bệnh nhân vào cấp cứu chủ yếu điều trị triệu chứng, có thể ra viện sau vài ngày nhưng cũng có bệnh nhân phải điều trị kéo dài cả tháng.

Đáng nói, ngộ độc ciguatera khó phòng tránh vì độc tố không mùi, không vị, không phá huỷ bởi nhiệt độ đông lạnh, không xác định được bằng mắt thường. Cách duy nhất để phòng bệnh là không nên ăn quá nhiều cá chình và các loại cá sống ở rặng san hô, đặc biệt tránh ăn nội tạng cá”, bác sĩ Nguyên khuyến cáo.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới