Giao mùa, chưa hết viêm hô hấp lại lo cúm, thủy đậu

Nhiều bệnh lý dễ bùng phát trong mùa xuân này khi thời tiết giao mùa thay đổi liên tục, đáng lưu ý như viêm đường hô hấp, cúm, sởi,  thủy đậu…

Theo cảnh báo của bác sĩ Nhi khoa, nhiều bệnh lý dễ bùng phát trong mùa xuân này khi thời tiết giao mùa thay đổi liên tục, đáng lưu ý như viêm đường hô hấp, cúm, sởi, thủy đậu…

Thay đổi thời tiết, nhiều trẻ viêm đường hô hấp

Đưa cậu con trai mới 6 tháng tuổi đến khám tại BV Nhi TƯ, anh Nguyễn Bá Tùng (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Thời tiết thay đổi vừa mưa ẩm lại chuyển sang lại lạnh khô, đến người lớn còn ốm chứ nói gì trẻ con. Bé nhà tôi mới hôm trước chỉ hơi khò khè, sốt nhẹ, nhưng vì con bé quá nên gia đình đưa đi khám cho yên tâm. Bác sĩ chẩn đoán con viêm tiểu phế quản, cho điều trị ngoại trú với đơn thuốc kháng sinh”.

Tương tự con anh Tùng, nhiều trẻ được cha mẹ cho đến khám do sốt cao, ho nhiều đến khám tại BV Nhi TƯ.
Nhiều trẻ mắc các bệnh hô hấp trong thời tiết giao mùa
Nhiều trẻ mắc các bệnh hô hấp trong thời tiết giao mùa

 

Giao mùa, chưa hết viêm hô hấp lại lo cúm, thủy đậu

Theo TS.BS Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc BV Nhi TƯ, cho biết hiện khoa Khám bệnh của bệnh viện tiếp nhận trung bình khoảng 3.500 bệnh nhi/ngày. Bệnh nhi đến khám chủ yếu mắc các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa...

Còn tại BV E Hà Nội, đưa con đến khám nhưng cả hai mẹ con bé Nguyễn Thu Hiền (5 tuổi, Bắc Từ Liêm) đều không ngừng ho. Mẹ bé Hiền cho hay: “Khoảng 1 tuần nay, cả nhà 3 người đều sụt sịt, ho như cuốc kêu. Cũng súc họng, uống và ngậm viên giảm ho rồi nhưng cứ dịu được 1-2 ngày các cơn ho lại quay trở lại. Hai ngày nay bé nhà mình kèm theo sốt nên phải đưa con đi khám”.

BS. Lê Thị Thu Phương, Khoa Nội Nhi tổng hợp, BV E thông tin, những ngày gần đây lượng bệnh nhi đến khám tại khoa tăng gấp 3 lần so với trước. Bệnh nhi mắc các bệnh lý về đường hô hấp, bệnh lý truyền nhiễm do virus tăng lên rõ rệt, nhất là trẻ bị sẵn các bệnh mãn tính như hen phế quản, viêm tiểu phế quản đến khám tăng nhanh.

Cảnh giác cúm mùa, thủy đậu

Theo BS. Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ nhỏ với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là đối tượng rất dễ mắc bệnh. Đáng lưu ý, trong mùa xuân, thời tiết thay đổi thất thường một số bệnh sẽ thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ như Cúm mùa, sởi, thủy đậu, quai bị… do vậy, cha mẹ cần lưu ý đến sức khỏe của trẻ.

Chia sẻ thêm về các bệnh dịch mùa xuân, BS. Lâm cho hay, cúm mùa là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên, rất dễ gặp ở thời điểm này. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho, hắt hơi.

Với các triệu chứng ban đầu như: Sốt, ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, chóng mặt, ăn không ngon, mệt mỏi, ho, đau họng, chảy nước mũi, buồn nôn, đau tai, có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy… bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính; tuy nhiên, cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, còn bệnh sởi cũng dễ lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện…Bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ, người có miễn dịch kém, dễ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy… thậm chí là tử vong.

Với bệnh thủy đậu, theo đánh giá của BS. Lâm, bệnh thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân. Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ... Một số trường hợp, nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo trước. Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Mặc dù được đánh giá là bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không theo dõi và chăm sóc kỹ, biến chứng của bệnh rất nặng nề, gây viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan

TS.BS Nguyễn Văn Lâm khuyến cáo, vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, để bảo vệ con trẻ trước các dịch bệnh, cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch. Đồng thời, giữ ấm cho trẻ, nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Tuy nhiên, người lớn cũng cần chú ý không nên mặc quá nhiều áo cho trẻ, có thể làm trẻ bị toát mồ hôi và ngấm ngược lại vào cơ thể gây cảm lạnh, sốt cao.

Ngoài ra, cha mẹ cần tạo môi trường sinh hoạt thông thoáng, hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người. Trường hợp đưa trẻ ra ngoài phải đeo khẩu trang cho trẻ; Giữ vệ sinh sạch sẽ thân thể và môi trường sống của trẻ, hướng dẫn trẻ rửa tay với xà phòng đúng cách, vệ sinh mũi, họng hàng ngày; Cần cho trẻ ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng.

"Khi thấy trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cha mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà mà phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở để được được khám, tư vấn và điều trị kịp thời, nhằm tránh những hệ lụy đáng tiếc", TS. Lâm thông tin.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Nhiều bệnh nhân thủy đậu và ho gà nhập viện vì biến chứng

Nhiều bệnh nhân thủy đậu và ho gà nhập viện vì biến chứng

Y tế 24h - 29/03/2024

Nhiều bệnh nhân thủy đậu và ho gà nhập viện vì biến chứng

Viêm gan B có điều trị dứt điểm được không?

Viêm gan B có điều trị dứt điểm được không?

Y tế 24h - 29/03/2024

Viêm gan B có điều trị dứt điểm được không?

Sức khỏe bé gái bị chó tấn công tới tấp hiện ra sao?

Sức khỏe bé gái bị chó tấn công tới tấp hiện ra sao?

Y tế 24h - 29/03/2024

Sức khỏe bé gái bị chó tấn công tới tấp hiện ra sao?

Phòng tránh các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Phòng tránh các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Y tế 24h - 28/03/2024

Phòng tránh các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Bộ Y tế nói gì về thông tin "bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe"?

Bộ Y tế nói gì về thông tin "bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe"?

Y tế 24h - 27/03/2024

Bộ Y tế nói gì về thông tin "bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe"?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới