Phát huy vai trò của bảo hiểm y tế trong phòng, chống HIV
Đây là kết quả từ cam kết chính trị mạnh mẽ, cũng như sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở Việt Nam trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, nhất là trong bối cảnh tài trợ nước ngoài - nguồn lực chính trong phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam nhiều năm qua đã giảm mạnh và từ năm 2018, gần như toàn bộ nguồn thuốc viện trợ quốc tế cho chương trình này đã kết thúc.
Có thể nói, ngoài sự quyết tâm, thì tài chính luôn được xem là nguồn lực đặc biệt quan trọng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Cùng với nhu cầu chi cho tuyên truyền, dự phòng lây nhiễm thì chi phí cho khám và điều trị… cũng rất cao.
Theo tính toán, nếu không tính tới các chi phí liên quan như khám bệnh, xét nghiệm định kỳ, các dịch vụ đặc thù và điều trị nhiễm trùng cơ hội…, mỗi người nhiễm HIV sử dụng thuốc ARV theo phác đồ bậc 1 mất hơn bốn triệu đồng/năm, còn theo phác đồ bậc 2 thì chi phí cao gấp 7-8 lần, trong khi đây là loại thuốc phải sử dụng liên tục, suốt đời.
Chính vì vậy, khi các nguồn lực quốc tế bị cắt giảm, Việt Nam đã sớm xây dựng kế hoạch tăng tính tự chủ của quốc gia trong bảo đảm nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS, trong đó đặc biệt chú trọng tới nguồn lực từ Quỹ Bảo hiểm y tế.
Phải khẳng định, đây là một lựa chọn đúng đắn, hoàn toàn phù hợp những khuyến cáo của các tổ chức quốc tế. Trong đó, Tuyên bố chính trị của Cuộc họp cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc về bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC) cuối năm 2019 đã nhấn mạnh vai trò của bảo hiểm y tế trong việc bảo đảm tính phổ cập, không phân biệt đối xử, chất lượng, khả năng tiếp cận… với toàn bộ các dịch vụ HIV.
Tuy nhiên, không phải tới thời điểm này, mà trước đó ba năm, Việt Nam đã có chủ trương sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế để mua thuốc ARV (thuốc kháng vi-rút điều trị nhiễm HIV); huy động ngân sách cấp tỉnh để hỗ trợ người nhiễm HIV đóng phí bảo hiểm y tế và các khoản đồng chi trả. Đây là cơ sở quan trọng để tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế cho bệnh nhân dương tính với HIV gia tăng nhanh chóng, từ 50% năm 2016 lên 82% năm 2017 và hiện đạt khoảng 95%.
Với tấm thẻ bảo hiểm y tế, từ việc được Quỹ Bảo hiểm y tế bảo đảm kinh phí khám bệnh, xét nghiệm, điều trị nhiễm trùng cơ hội tại các cơ sở điều trị HIV đủ điều kiện, từ đầu năm 2019, người nhiễm HIV đã bắt đầu được chi trả chi phí thuốc ARV. Đến nay, bình quân mỗi năm, Quỹ Bảo hiểm y tế đã chi trả khoảng 400 tỷ đồng, trong đó khoảng 200 tỷ đồng cho dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và 200 tỷ đồng cho thuốc ARV, đáp ứng tới 70% tổng nhu cầu thuốc ARV thiết yếu tại Việt Nam.
Theo ông Marc Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, đây là một thành tích đáng ghi nhận. “Việc đưa các dịch vụ điều trị HIV vào nền tảng bảo hiểm y tế là một thí dụ điển hình cho thấy tiến bộ của Việt Nam trên hành trình hướng tới duy trì bền vững ứng phó quốc gia với HIV”.
Mặc dù vậy, thời gian tới, vấn đề tài chính trong phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam vẫn phải đối mặt với các thách thức do các nguồn lực trong nước hiện mới chiếm hơn 51%. Thực tế đó đòi hỏi vai trò của Quỹ Bảo hiểm y tế cần phải được phát huy cao hơn nữa.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư
Y tế 24h - 15/01/2025
Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư
Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện
Y tế 24h - 07/01/2025
Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện
Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc
Y tế 24h - 06/01/2025
Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc
Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới
Y tế 24h - 03/01/2025
Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới
Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID
Y tế 24h - 02/01/2025
Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID