Ba loại quả mùa hè làm thuốc Đông y

Nhãn, vải, mận phổ biến mùa hè, vừa bổ dưỡng, dễ ăn mà Đông y còn sử dụng để làm thuốc.

Nhãn

Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, cho biết nhãn rất giàu giá trị dinh dưỡng. Nhãn chứa protein, đường thiên nhiên, các loại vitamin và khoáng chất như vitamin C,  B1, kali, photpho, magie, sắt, axit hữu cơ, chất xơ, có lợi cho hệ thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn.

Cùi nhãn còn gọi là long nhãn nhục, không chỉ để ăn giải khát mà còn là vị thuốc quý. Theo Đông y, long nhãn nhục vị ngọt, tính bình, tác dụng ích trí, chủ trị chữa suy yếu, thiếu máu, thần kinh suy nhược, mất ngủ.

Ảnh minh họa
Long nhãn vừa bổ dưỡng còn là vị thuốc chữa bệnh trong đông y.

Long nhãn lượng 100 g cùng với đương quy 50 g, ngưu tất, rượu trắng 50 g và rượu trắng, ngâm thành rượu uống bổ huyết, dưỡng não.

Long nhãn cùng liên nhục, sinh địa, đương quy, quả dâu chín, mỗi vị 12 g sắc uống, chữa suy nhược, thiếu máu, mất ngủ.

Long nhãn cùng cao ban long sắc thành cao lỏng, hòa cao, tác dụng bổ tinh huyết, chủ trị mất ngủ, giải khát.

Long nhãn cùng tâm sen, lạc tiên, hoa bước sắc uống, chủ trị suy nhược cơ thể.

Theo lương y Sáng, hạt nhãn cũng có thể làm thuốc. Hạt có tính đắng, vị chát, tác dụng thông tiểu, cầm máu. Hạt nhãn (bỏ lớp đen) sắc cùng hành trắng, trị bí tiểu tiện.

Vải

Quả vải còn gọi là lệ chi, vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng giải khát. Cùi vải vị rất ngọt không độc, tác dụng ích tâm, bổ huyết, tỉnh táo tinh thần, ích trí, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, tráng dương.

Quả vải thường được dùng dưới hai dạng tươi và khô. Đông y thường dùng dạng khô để làm thuốc. Cùi vải ngâm rượu uống chữa suy nhược thần kinh và thể lực, tráng dương. Có thể nấu cháo vải khô, cho thêm các vị như hoài sơn, hạt sen, bạch biển đậu, trị đua bụng, tiêu chảy cấp.

Tuy nhiên, lương y Sáng khuyến cáo, cả nhãn, vải có chứa nhiều đường, nên ăn với một số lượng vừa phải để tránh tăng đường huyết. Người thừa cân, béo phì, người muốn giảm cân cũng nên hạn chế ăn.

Mận

Lương y Sáng cho biết, cả quả, nhân hạt, lá, nhựa, vỏ cây mận đều có thể làm thuốc.

Quả mận vị chua chát, tính bình, tác dụng bổ xương, chủ trị đau xương khớp. Nhân hạt (còn gọi là úc lý nhân) vị đắng tính bình, tác dụng lợi tràng, hoạt huyết, chủ trị chấn thương. Hoa thơm, vị đắng, chủ trị tàn nhang, rám má. Lá vị ngọt, chua, tính bình, tác dụng giải cảm. Nhựa vị đắng tính lạnh, chủ trị sưng đau mắt. Vỏ cây mận hay còn gọi là bạch úc lý bì, tác dụng hoạt huyết, chủ trị đau răng, mụn lở.

Ảnh minh họa
Mận ở Sapa vào mùa thu hoạch. Ảnh: Ngọc Thành

Một số bài thuốc như: úc lý nhân lượng 12 g sắc uống, tác dụng lợi tràng. Rễ mận 12 g, sắc uống, tác dụng thanh nhiệt, trị đau răng, lở loét. Có thể sắc đặc ngậm rồi nuốt hoặc lấy nước thấm đắp bên ngoài vết thương. Lá mận lượng 20-30 g sắc giải cảm ở trẻ, chữa ho.

Thúy Quỳnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

Bài thuốc dân gian - 19/12/2023

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

Bài thuốc dân gian - 18/10/2023

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Bài thuốc dân gian - 31/12/2022

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Bài thuốc dân gian - 29/07/2022

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Bài thuốc dân gian - 10/07/2022

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới