Bổ sung i ốt trong thực đơn

Xin hỏi, những thực phẩm nào giàu i ốt, dễ kiếm để chúng tôi bổ sung trong thực đơn hàng ngày? (thanhhuong…@yahoo.com)
Thực phẩm chứa I ốt - Ảnh minh họa
Thực phẩm chứa I ốt - Ảnh minh họa

 

I ốt là một vi chất tự nhiên, là nguyên liệu tham gia vào quá trình tổng hợp thyroxin - một hormone tuyến giáp. Hormone thyroxin cần thiết cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng. Khi thiếu i ốt, việc sản xuất thyroxin bị giảm sút, tuyến giáp phải hoạt động bù dưới sự kích thích của hormone tuyến yên nên phì to dần. Tuy nhiên, nếu thiếu I ốt quá trầm trọng thì có thể gây thiểu năng tuyến giáp. Vấn đề nghiêm trọng nhất của thiếu i ốt là ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. 

Những loại thực phẩm tự nhiên giàu i ốt và dễ kiếm bao gồm:

Cá biển, có chứa rất nhiều i ốt do sống trong môi trường biển. Ngoài ra, cá biển còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như axit béo, omega-3, vitamin D, E, kali, folate và protein.

Gà: Trong 87 gam lườn gà chứa 34 microgam i ốt, chiếm 23% lượng i ốt cơ thể cần mỗi ngày. Lườn gà còn giàu kali, phốt pho, vitamin B tổng hợp và rất ít calo.

Trứng gà: Trong trứng gà có chứa i ốt rất quan trọng cho sự phát triển trí tuệ và nhận thức ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một quả trứng luộc có chứa 12 microgam i ốt, chiếm 9 % lượng i ốt cơ thể cần.

Một ly sữa chứa đến 56 microgam i ốt, một cốc sữa chua cung cấp 154 microgam i ốt. Ngoài ra, sữa còn là nguồn cung cấp vitamin D, canxi, các khoáng như mangan, folate, phốt pho, kali, magie… tốt cho sức khoẻ.

Phô mai: Trong mỗi miếng phô mai chứa đến 12 microgam i ốt. Tuy nhiên, nó có hàm lượng calo lớn, nên bạn nên ăn lượng vừa phải để hạn chế tăng cân.

Khoai tây: 100 g khoai tây chứa khoảng 4.5 mcg i ốt. Tuy không quá cao, nhưng so với các loại rau củ quả khác, khoai tây vẫn là thực phẩm giàu i ốt.

Ngô: Ăn ngô giúp tăng lượng i ốt cho cơ thể. Nửa bắp ngô giúp cung cấp 14 microgam i ốt. Bạn có thể ăn ngô luộc như một bữa ăn nhẹ, hoặc thêm vào canh, salad cho bữa tối của mình.

Rau chân vịt (cải bó xôi): 100 g rau chân vịt chứa 16.4 mcg i ốt.

Rau cần: Có lượng i-ốt tương đương rau chân vịt (16mcg/100g).

Rau dền chứa 5 mcg. Súp lơ 1.2 mcg và cải xoăn 4.5 mcg.

Tư vấn : THS. NGUYỄN THỊ HÀ (Bệnh viện ĐH Y, Hà Nội)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Một người chết, hàng chục người ở Thái Bình nhập viện sau bữa cỗ có tiết canh dê

Một người chết, hàng chục người ở Thái Bình nhập viện sau bữa cỗ có tiết canh dê

Sống lành mạnh - 08/05/2024

Một người chết, hàng chục người ở Thái Bình nhập viện sau bữa cỗ có tiết canh dê

Diễn biến mới vụ ngộ độc tiết canh dê ở Thái Bình

Diễn biến mới vụ ngộ độc tiết canh dê ở Thái Bình

Sống lành mạnh - 08/05/2024

Diễn biến mới vụ ngộ độc tiết canh dê ở Thái Bình

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Đã có 222 người nhập viện thăm khám, điều trị

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Đã có 222 người nhập viện thăm khám, điều trị

Sống lành mạnh - 02/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Đã có 222 người nhập viện thăm khám, điều trị

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Sống lành mạnh - 10/04/2024

Hàng chục học sinh ở Khánh Hòa nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong

Ăn gan lợn có độc không?

Ăn gan lợn có độc không?

Sống lành mạnh - 08/04/2024

Ăn gan lợn có độc không?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới