Bài tập giúp tăng cường máu lên não

12:00 07/02/2022 - Tập luyện
Thiếu máu lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là não do não tuy chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng lại cần đến 20% lượng máu và oxy để đảm bảo hoạt động. Những bệnh nhân thiếu máu não thường bị các cơn đau đầu nặng trịch như có vật gì đè nặng vào đầu, nhất là khi căng thẳng hay sau khi ngủ dậy. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ thường gặp các triệu chứng như đau đầu hoa mắt chóng mặt và tê bì nhức mỏi chân tay. Các bài tập hiệu quả giúp tăng lượng oxy vào cơ thể và tăng sức dẻo dai của mạch máu. Sau đây là một số bài tập cho người thiếu máu não rất đơn giản và dễ thực hiện.

Bài 1: Thở bụng

Bài tập thở bụng
Bài tập thở bụng

 

Thở bụng giúp tăng cường sức mạnh của cơ hoành, cải thiện tuần hoàn máu não và giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Để tập thở bụng đúng, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

– Nằm ngửa, đầu gối hơi gập lên, bàn chân đặt thẳng trên mặt phẳng, tai phải đặt lên ngực, tay trái đặt ở bụng ngang eo để theo dõi nhịp thở. Cố gắng thả lỏng cơ thể và thư giãn tinh thần.

– Hít vào một hơi thật sâu bằng mũi, sao cho phần bụng được nâng dần lên nhưng ngực không được dịch chuyển vị trí.

– Thở ra từ từ đến khi đẩy hết không khí ra ngoài.

– Thực hiện 5 – 10 phút một lần, lặp lại 3 – 4 lần/ngày, sau đó tăng dần cường độ lên.

Bài 2: Massage mặt và đầu

Massage mặt và đầu
Massage mặt và đầu

 

Trước khi thực hiện động tác này, bạn xoa hai tay vào nhau thật mạnh và nhanh cho 2 bàn tay nóng lên.

- Đầu ngửa về sau, hai tay chắp lại úp vào hai bên mặt dọc từ vùng lông mày xuống cằm, dùng tay nhẹ nhàng xoa mặt theo chiều dọc từ cằm lên đến đỉnh đầu.

- Khi bắt đầu xoa, đầu đang ở tư thế ngửa dần thẳng lên.

- Lặp lại động tác này khoảng 15 – 20 lần và hít thở đều.

- Đây là một bài tập cho người thiếu máu não có tác dụng thư giãn và có thể thực hiện ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ lúc nào.

Bài 3: Bài tập ngồi thở trên chân

Bài tập ngổi thở trên chân
Bài tập ngổi thở trên chân

 

Đây là một bài tập giúp lưu thông máu lên não, giúp tăng lượng oxy trong máu thông qua động tác thở.

- Ban đầu bạn ngồi từ động tác quỳ, ngồi hẳn lên chân, bàn chân duỗi thẳng và 2 ngón cái chạm vào nhau, giữ lưng thả lỏng, hai bàn tay đặt thoải mái trên đầu gối.

- Thực hiện động tác thở: Hít hơi dài và ưỡn thẳng lưng, đầu hơi ngửa lên trên, cố gắng hít hơi càng dài càng tốt. Động tác thở ra thư giãn hơn, lưng dần trùng xuống.

- Thực hiện động tác khoảng 10 lần trước khi đổi sáng động tác tiếp theo.

Bài 4: Bài tập gập người

Tư thế gập người
Tư thế gập người

 

- Đứng thẳng, thả lỏng vai và hai tay. Hít vào sâu, giơ hai tay lên quá đầu, cố gắng kéo giãn cột sống.

- Thở ra rồi từ từ cúi gập người về phía trước sao cho 2 tay chạm mặt sàn, mặt áp sát vào đầu gối, chân duỗi thẳng, không gập.

- Giữ nguyên 30 – 60 giây, sau đó hít vào và trở về tư thế ban đầu.

Bài 5: Bài tập gác chân lên tường

Tư thế gác chân lên tường
Tư thế gác chân lên tường

 

- Nằm ngửa, giơ hai chân lên cao và áp chặt vào tường sao cho cơ thể tạo với mặt tường một góc vuông, cố gắng giữ cho chân thẳng.

- Đặt hai tay đặt lên bụng, nhắm mắt, tập trung hít sâu thở chậm và duy trì trong khoảng 10 – 15 phút.

- Sau đó, hạ chân xuống, gập đầu gối, cong người lên theo tư thế ôm chặt đầu gối một lúc trước khi ngồi dậy.

Bài 6: Bài tập chó úp mặt

Tư thế chó úp mặt
Tư thế chó úp mặt

 

- Chống hai bàn tay và hai đầu gối xuống sàn, tay đặt rộng bằng vai, các ngón tay xòe rộng, đầu gối rộng bằng hông.

- Hít sâu thở chậm, dùng lực cánh tay đẩy người lên cao hết sức có thể, cố gắng giữ lưng và hai chân thẳng.

- Để nguyên từ 1 – 3 phút, sau đó gập đầu gối xuống và trở về tư thế đứa trẻ, thả lỏng cơ thể để lấy lại sức.

Bài 7: Bài tập con lạc đà

Tư thế con lạc đà
Tư thế con lạc đà

 

- Đầu tiên ngồi trên đầu gối và gót chân, tay đặt lên đùi.

- Sau đó nâng thẳng người lên quỳ trên gối, tay đặt cạnh hông, chân và đầu gối vẫn giữ nguyên vị trí.

- Hít vào, nghiêng mình sang bên phải, đặt bàn tay phải vào lòng bàn chân phải và thực hiện tương tự với bên còn lại.

- Ngửa đầu ra sau, đổ dồn lực vào cánh tay để đẩy người rướn về phía trước hết sức có thể trong khi đùi vuông góc với sàn nhà.

- Giữ nguyên khoảng 30 giây rồi từ từ hạ cánh tay xuống, nghiêng người sang bên phải và ngồi thu mình thư giãn.

Bài 8: Đi bộ nhanh

Đi bộ nhanh
Đi bộ nhanh

 

Đi bộ nhanh là môn thể thao đơn giản, dễ tập nhưng mang lại nhiều tác động tích cực cho sức khỏe, giúp tăng cường chức năng tim mạch để cải thiện lưu thông máu lên não.

Mỗi ngày nên đi bộ nhanh tối thiểu 20 – 30 phút, ban đầu đi với tốc độ chậm sau đó tăng dần cường độ và thời gian lên. Trong quá trình tập cố gắng giữ tư thế đầu và lưng thẳng, hông thẳng với chân, mắt nhìn thẳng, hai tay để thoải mái và vung nhịp nhàng với chân. Mỗi bước đi nên để gót chân tiếp đất trước sau đó đến mũi chân và toàn bàn chân.

Trên đây là một số bài tập cho người thiếu máu não rất đơn giản mà bạn nên duy trì thực hiện mỗi ngày để nâng cao sức khỏe và nhanh chóng đẩy lùi bệnh. Bên cạnh đó, hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh khi đó mới đem lại hiệu quả tối ưu nhất.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Người đàn ông tử vong trong lúc tập gym ở Hải Dương

Người đàn ông tử vong trong lúc tập gym ở Hải Dương

Tập luyện - 15/12/2023

Người đàn ông tử vong trong lúc tập gym ở Hải Dương

Những bệnh lý nguy hiểm người chơi thể thao cần biết

Những bệnh lý nguy hiểm người chơi thể thao cần biết

Tập luyện - 03/11/2023

Những bệnh lý nguy hiểm người chơi thể thao cần biết

Coi chừng thành tật vì bẻ khớp cổ trị đau vai gáy

Coi chừng thành tật vì bẻ khớp cổ trị đau vai gáy

Tập luyện - 24/10/2023

Coi chừng thành tật vì bẻ khớp cổ trị đau vai gáy

Thừa cân, béo phì có xu hướng trẻ hóa

Thừa cân, béo phì có xu hướng trẻ hóa

Tập luyện - 14/10/2022

Thừa cân, béo phì có xu hướng trẻ hóa

Tại sao người già bị còng lưng?

Tại sao người già bị còng lưng?

Tập luyện - 23/06/2022

Tại sao người già bị còng lưng?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới